Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng nghiêm cấm những hành vi nào?

Cho tôi hỏi khi bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng nghiêm cấm những hành vi nào? Câu hỏi từ anh H.D (Thanh Hóa).

Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng nghiêm cấm những hành vi nào?

Căn cứ Điều 94 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:

Bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc
1. Khi có sự cố hoặc dừng máy phải xả hết bùn nước và khí ép trong máy đến khi có tín hiệu an toàn mới được mở cửa khoang áp để kiểm tra, giải quyết xử lý sự cố.
2. Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.
3. Khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hoặc hàn điện, hàn hơi trong khu vực máy lọc phải có biện pháp kỹ thuật an toàn và che chắn không để phế liệu, xỉ hàn rơi vào mặt băng tải hay vải lọc.
4. Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết hoặc bộ phận tang lọc của máy lọc chân không phải kiểm tra, hiệu chỉnh máy để đảm bảo độ cân bằng động của máy trong giới hạn cho phép.
5. Nghiêm cấm:
a) Tiến hành công việc bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung dầu mỡ, điều chỉnh các thiết bị truyền động khi máy đang hoạt động;
b) Buộc kéo các tấm lọc bằng dây chằng khi sử dụng máy lọc chân không tang trống và đĩa;
c) Điều chỉnh khung bản, tấm và vải lọc khi máy lọc ép đang nén ép.

Theo đó, khi bảo hành, sửa chữa máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau:

- Tiến hành công việc bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung dầu mỡ, điều chỉnh các thiết bị truyền động khi máy đang hoạt động.

- Buộc kéo các tấm lọc bằng dây chằng khi sử dụng máy lọc chân không tang trống và đĩa.

- Điều chỉnh khung bản, tấm và vải lọc khi máy lọc ép đang nén ép.

Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng nghiêm cấm những hành vi nào?

Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng nghiêm cấm những hành vi nào? (Hình từ Internet)

Khi vận hành máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?

Căn cứ Điều 93 Quốc gia QCVN 02:2011/BCT quy định về vận hành máy lọc, cụ thể như sau:

Vận hành máy lọc
1. Trước khi vận hành máy lọc phải kiểm tra các điều kiện kỹ thuật an toàn, các bộ phận như: Bơm chân không, quạt gió, các cơ cấu truyền động, bề mặt vải lọc (đối với máy lọc đĩa và máy lọc ép), hệ thống áp lực, hệ thống điện, nếu đảm bảo mới khởi động.
2. Khi vận hành máy hoặc dừng máy phải tuân thủ quy trình kỹ thuật thuật an toàn (bao gồm trình tự chạy, ngừng các máy và thiết bị liên quan).
3. Để làm sạch cặn lọc ra khỏi các khung bản phải sử dụng các biện pháp thích hợp hoặc các tấm gạt đặc biệt.
4. Thường xuyên phải kiểm tra hệ thống cấp khí, hệ thống nước và theo dõi áp suất của bơm, các gối đỡ v.v...
5. Người điều chỉnh cấp liệu hoặc người kiểm tra cặn lọc phải mang kính bảo hiểm an toàn.
6. Trước khi dỡ tải cặn lọc của máy lọc ép phải thổi khí nén làm sạch để loại bỏ tối đa chất lỏng; phải bố trí ít nhất có 2 công nhân để thực hiện công tác tháo dỡ.
7. Đối với máy lọc ép tăng áp, trước khi đóng cửa khoang áp phải kiểm tra đảm bảo không còn người bên trong. Thường xuyên phải kiểm tra độ mài mòn thành khoang áp, nếu xuất hiện kết cấu bị mòn quá mức quy định, phải ngừng máy để sửa chữa hoặc thay thế.

Theo đó, khi vận hành máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng cần lưu ý vấn đề sau đây:

- Trước khi vận hành máy lọc phải kiểm tra các điều kiện kỹ thuật an toàn, các bộ phận như: Bơm chân không, quạt gió, các cơ cấu truyền động, bề mặt vải lọc (đối với máy lọc đĩa và máy lọc ép), hệ thống áp lực, hệ thống điện, nếu đảm bảo mới khởi động.

- Khi vận hành máy hoặc dừng máy phải tuân thủ quy trình kỹ thuật thuật an toàn (bao gồm trình tự chạy, ngừng các máy và thiết bị liên quan).

- Để làm sạch cặn lọc ra khỏi các khung bản phải sử dụng các biện pháp thích hợp hoặc các tấm gạt đặc biệt.

- Thường xuyên phải kiểm tra hệ thống cấp khí, hệ thống nước và theo dõi áp suất của bơm, các gối đỡ v.v...

- Người điều chỉnh cấp liệu hoặc người kiểm tra cặn lọc phải mang kính bảo hiểm an toàn.

- Trước khi dỡ tải cặn lọc của máy lọc ép phải thổi khí nén làm sạch để loại bỏ tối đa chất lỏng; phải bố trí ít nhất có 2 công nhân để thực hiện công tác tháo dỡ.

- Đối với máy lọc ép tăng áp, trước khi đóng cửa khoang áp phải kiểm tra đảm bảo không còn người bên trong. Thường xuyên phải kiểm tra độ mài mòn thành khoang áp, nếu xuất hiện kết cấu bị mòn quá mức quy định, phải ngừng máy để sửa chữa hoặc thay thế.

Thiết kế lắp đặt máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn?

Căn cứ Điều 92 Quốc gia QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:

Thiết kế lắp đặt máy lọc
1. Sàn thao tác của máy lọc phải thiết kế chống trơn, trượt; xung quanh phải có lan can bảo vệ, nền nhà khu vực đặt máy thuận tiện cho công tác vệ sinh và thu gom nước rửa.
2. Các khớp nối, bộ phận truyền động của máy lọc phải có cơ cấu che chắn đảm bảo an toàn.
3. Các máy lọc khung bản phải được bố trí diện tích hợp lý để rửa cặn thuận lợi.

Theo đó, sàn thao tác của máy lọc phải thiết kế chống trơn, trượt; xung quanh phải có lan can bảo vệ, nền nhà khu vực đặt máy thuận tiện cho công tác vệ sinh và thu gom nước rửa.

Các khớp nối, bộ phận truyền động của máy lọc phải có cơ cấu che chắn đảm bảo an toàn.

Các máy lọc khung bản phải được bố trí diện tích hợp lý để rửa cặn thuận lợi.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào