Khánh Hòa có mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?

Tôi đi làm tại Khánh Hòa, mức lương hiện tại của tôi thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cao nhất, thì tôi nên làm gì? Câu hỏi từ chị Xuân (Khánh Hòa)

Đối tượng nào ở Khánh Hòa áp dụng mức lương tối thiểu vùng?

Để được áp dụng mức lương tối thiểu vùng, người lao động cần thuộc các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Như vậy, người lao động thuộc các đối tượng áp dụng như trên sẽ được áp dụng mức lương tối vùng theo quy định pháp luật.

Khánh Hòa: có mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?

Đối tượng ở Khánh Hoà áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng ở Khánh Hoà cao nhất là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có thể thấy mức lương tối thiểu vùng ở Khánh Hòa cao nhất là 4.160.000 đồng/tháng các địa bàn được hưởng mức lương này gồm: - Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

Mức lương tối thiểu vùng này theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 01/07/2022).

Mức lương tối thiểu vùng ở Khánh Hòa còn những mức lương nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng và dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng còn lại ở Khánh Hòa được quy định như sau:

3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

Như vậy, những vùng còn lại sẽ được hưởng mức lương tối thiểu như sau:

- Thị xã Ninh Hòa, Huyện Cam Lâm, Huyện Vạn Ninh, Huyện Diên Khánh hưởng: 3.640.000 đồng/tháng

- Huyện đảo Trường Sa, Huyện Khánh Sơn, Huyện Khánh Vĩnh hưởng: 3.250.000 đồng/tháng

Nhận mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cao nhất tại địa phương nên làm gì?

Trường hợp mức lương tối thiểu vùng ở Khánh Hòa của người lao động thấp hơn mức tối thiểu vùng cao nhất thì có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau:

Trường hợp người lao động đang làm việc tại vùng I: trong trường hợp này nếu người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng I thì người sử dụng lao động đã có hành vi vi phạm quy định về tiền lương căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể:

Vi phạm quy định về tiền lương
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.

Trường hợp người lao động đang làm việc tại các vùng còn lại: theo quy định thì mức lương tối thiểu của các vùng II, III, IV sẽ thấp hơn mức lương tối thiểu ở vùng I.

Do đó trường hợp người lao động đang làm ở các vùng II, III, IV sẽ nhận được mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cao nhất tại Khánh Hòa là hoàn toàn hợp lý. Nếu người lao động vẫn nhận được mức lương thấp hơn mức lương quy định tại vùng thì công ty đã có hành vi vi phạm về tiền lương và bị xử phạt như trên.

Đối với trường hợp bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng tại Khánh Hòa, người lao động có thể bảo vệ quyền lợi mình như sau:

Trao đổi và yêu cầu công ty giải quyết: Sau khi xác định rõ vấn đề, người lao động nên trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng để giải quyết vấn đề.

Nếu không giải quyết được vấn đề: Nếu công ty không giải quyết, người lao động có thể gửi khiếu nại đến Sở thanh tra lao động để được giải quyết hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ và bảo vệ từ công đoàn để đòi hỏi quyền lợi của mình.

Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng tại Đắk Lắk 2023 là bao nhiêu?

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào