Kết quả đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân được dùng để làm gì?

Tôi muốn hỏi khi nào đánh giá công chức trong TAND và kết quả đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân được dùng để làm gì? Câu hỏi của chị Kiều (Thanh Hoá).

Ai có thẩm quyền đánh giá công chức trong Toà án nhân dân?

Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về thẩm quyền đánh giá, phân loại công chức trong Tòa án nhân dân như sau:

Thẩm quyền đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án, công chức, người lao động Tòa án nhân dân cấp cao thuộc phạm vi quản lý.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án, công chức, người lao động tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.
5. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án, công chức, người lao động Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.

Như vậy, tùy thuộc vào phạm vi quản lý mà thẩm quyền đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân thuộc về:

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao

- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện

 Sử dụng kết quả đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân được dùng để làm gì?

Sử dụng kết quả đánh giá công chức trong Toà án nhân dân được dùng để làm gì?

Đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân vào thời điểm nào?

Căn cứ theo Điều 8 Quy chế ban hành Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về thời điểm đánh giá viên chức trong Tòa án nhân dân như sau:

Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động
Đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động theo năm công tác, cụ thể:
1. Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động được tiến hành trong tháng 12 hằng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm;
2. Công chức, viên chức, người lao động khi chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).

Như vậy, việc đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân sẽ được tiến hành trong tháng 12 hằng năm trước khi thực hiện xét thi đua, khen thưởng.

Sử dụng kết quả đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân được dùng để làm gì?

Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về việc sử dụng kết quả đánh giá công chức như sau:

Sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức, người lao động
1. Kết quả đánh giá, phân loại công chức được sử dụng làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc và thực hiện chính sách đối với công chức.
2. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức được sử dụng để làm căn cứ tiếp tục ký hợp đồng làm việc, bố trí, sử dụng, nâng ngạch chức danh nghề nghiệp, quy hoạch bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.
3. Kết quả đánh giá, phân loại người lao động được sử dụng để làm căn cứ tiếp tục ký hợp đồng làm việc, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
4. Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động được sử dụng làm cơ sở tham khảo trong đánh giá, phân loại đảng viên, đoàn viên công đoàn, Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Như vậy, sử dụng kết quả đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân để làm:

- Căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc và thực hiện chính sách đối với công chức.

- Cơ sở tham khảo trong đánh giá, phân loại đảng viên, đoàn viên công đoàn, Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Thông báo kết quả đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về thông báo kết quả đánh giá như sau:

Thông báo kết quả và lưu giữ tài liệu đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động
1. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động
a) Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động phải được thông báo bằng văn bản cho công chức, viên chức, người lao động sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người có thẩm quyền đánh giá.
b) Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, phân loại, nếu công chức, viên chức, người lao động không nhất trí với kết luận đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Như vậy, thông báo kết quả đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân phải được thông báo bằng văn bản cho công chức sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người có thẩm quyền đánh giá.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào