Kết luận 83-KL/TW của Bộ chính trị: Điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 sẽ ra sao?
- Kết luận 83-KL/TW của Bộ chính trị: Điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 ra sao?
- Người đứng đầu cơ quan có cán bộ, công chức đủ tuổi nghỉ hưu ra có thẩm quyền ra quyết định nghỉ hưu trước mấy tháng?
- Người đứng đầu đơn vị có cán bộ, công chức nghỉ hưu phải chịu trách nhiệm gì?
- Cơ quan nào thực hiện việc chi trả lương hưu cho người lao động?
Kết luận 83-KL/TW của Bộ chính trị: Điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 ra sao?
Xem xét báo cáo của Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024 Bộ Chính trị ban hành Kết luận 83-KL/TW năm 2024 ngày 21/6/2024.
Trong đó tại Mục 3 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 quy định như sau:
3. Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024
a) Điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6/2024); đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%), giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp; điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).
Theo đó điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu hiện hưởng (tháng 6/2024).
Đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tính theo mức lương cơ sở mới: Tại đây
>> Tăng lương hưu cao hơn 15% cho 07 đối tượng nào theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP từ ngày 1/7/2024?
>> Không tăng lương hưu 15% cho 2 nhóm đối tượng nào theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP từ ngày 1/7/2024?
Xem chi tiết Kết luận 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu từ 01/7/2024: Tại đây.
Kết luận 83-KL/TW của Bộ chính trị: Điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 sẽ ra sao? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu cơ quan có cán bộ, công chức đủ tuổi nghỉ hưu ra có thẩm quyền ra quyết định nghỉ hưu trước mấy tháng?
Theo Điều 7 Nghị định 143/2007/NĐ-CP quy định:
Quyết định nghỉ hưu
Trước 03 tháng tính đến ngày cán bộ, công chức đủ tuổi nghỉ hưu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định nghỉ hưu. Trong quyết định nghỉ hưu phải có một điều ghi rõ thời điểm nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí.
Căn cứ quyết định nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức làm các thủ tục cần thiết về chế độ hưu trí với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Khi đến thời điểm nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí ghi trong quyết định thì cán bộ, công chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí.
Theo đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định nghỉ hưu trước 03 tháng tính đến ngày cán bộ, công chức đủ tuổi nghỉ hưu.
Ngoài ra dựa trên quyết định nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức làm các thủ tục cần thiết về chế độ hưu trí với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Khi đến thời điểm nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí ghi trong quyết định thì cán bộ, công chức đương nhiên được nghỉ hưu và được hưởng các chế độ hưu trí.
Người đứng đầu đơn vị có cán bộ, công chức nghỉ hưu phải chịu trách nhiệm gì?
Theo Điều 5 Nghị định 143/2007/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng, công khai, minh bạch các quy định về thủ tục, thời điểm thông báo, thời điểm ra quyết định nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện và đủ tuổi nghỉ hưu
Vậy người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công chức nghỉ hưu phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng, công khai, minh bạch các quy định về thủ tục, thời điểm thông báo, thời điểm ra quyết định nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện và đủ tuổi nghỉ hưu.
Cơ quan nào thực hiện việc chi trả lương hưu cho người lao động?
Căn cứ tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Có thể thấy hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.