Kế hoạch 270: Lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công chức viên chức tác động đến quy định về chính sách tiền lương như thế nào?
- Kế hoạch 270: Lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công chức viên chức tác động đến quy định về chính sách tiền lương như thế nào?
- Các yếu tố làm căn cứ thiết kế bảng lương mới của khu vực công khi cải cách tiền lương là gì?
- Cơ cấu tiền lương mới của khu vực công khi cải cách tiền lương cụ thể ra sao?
Kế hoạch 270: Lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công chức viên chức tác động đến quy định về chính sách tiền lương như thế nào?
Căn cứ Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ.
Trong đó tại Mục 3 Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2024 quy định:
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch để bổ sung, điều chỉnh cũng như đề ra giải pháp đồng bộ, đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch phù hợp với thực tiễn địa phương.
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch và thực hiện việc bố trí, tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức, viên chức các cơ sở giáo dục; công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu công tác dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện việc tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tập trung vào một số nội dung, đối tượng, địa bàn trọng điểm để tạo sự đồng thuận của xã hội và quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong toàn thể đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
2. Sở Nội vụ
Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng các văn bản triển khai thực hiện khi Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi của nhà giáo theo đúng chủ trương và lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng các văn bản triển khai thực hiện khi Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản quy định phân cấp trong quản lý nhà nước về giáo dục nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương, trong đó có việc phân cấp phê duyệt tài liệu giáo dục của địa phương.
...
Như vậy theo Kế hoạch thì chủ trương và lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công chức viên chức sẽ được dựa vào làm căn cứ để Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng các văn bản triển khai thực hiện khi Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi của nhà giáo.
Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Kế hoạch 270: Lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công chức viên chức tác động đến quy định về chính sách tiền lương như thế nào? (Hình từ Internet)
Các yếu tố làm căn cứ thiết kế bảng lương mới của khu vực công khi cải cách tiền lương là gì?
Theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì các yếu tố cụ thể làm căn cứ để thiết kế bảng lương mới gồm:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Cơ cấu tiền lương mới của khu vực công khi cải cách tiền lương cụ thể ra sao?
Theo điểm a tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm:
- Lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương (thay thế cho mức lương cơ sở);
- Các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương;
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).