Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép của giáo viên như thế nào? Số ngày nghỉ phép năm của giáo viên là bao nhiêu?

Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên được viết như thế nào? Giáo viên là viên chức tại các trường công lập có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?

Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép của giáo viên như thế nào?

Hiện nay chưa có quy định về mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên. Tuy nhiên, sẽ có những nội dung cần thiết bắt buộc phải có trong đơn xin nghỉ phép của giáo viên.

Có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XIN PHÉP

Kính gửi: - BGH trường .......................

- Tổ trưởng tổ chuyên môn

Tên tôi:

Chức vụ:

Giáo viên dạy môn:

Xin phép nghỉ dạy từ ngày:

Lý do:

Hết thời gian nghỉ, tôi xin chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn.

Kính đề nghị Tổ trưởng bố trí theo lịch chuyên môn sau:

TKB những ngày nghỉ

Thứ ... ngày… tháng ... năm 20..

T1: Lớp……..Bài……

T2: Lớp……..Bài……

T3: Lớp……..Bài……

T4: Lớp……..Bài……

T5: Lớp……..Bài……

Thứ ... ngày… tháng ... năm 20..

T1: Lớp……..Bài……

T2: Lớp……..Bài……

T3: Lớp……..Bài……

T4: Lớp……..Bài……

T5: Lớp……..Bài……


Người dạy thay

Thứ …

1…………………………………

2.………………………………..

3…………………………………

4…………………………………

5…………………………………

Thứ …

1…………………………………

2.………………………………..

3…………………………………

4…………………………………

5…………………………………

Kính mong nhà trường xem xét chấp thuận, cho tôi được nghỉ. Xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng./.

Ngày ... tháng ... năm 20...

HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

>>> Tải đơn xin phép nghỉ phép của giáo viên: TẠI ĐÂY

Xem thêm:

>> Tờ trình 656: Ưu tiên chính sách tiền lương của nhà giáo

>> Không chỉ xếp lương cao nhất, giáo viên còn được hưởng phụ cấp cao nhất theo Nghị quyết 126

>> Thống nhất lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất và có thêm phụ cấp khác

Đơn xin nghỉ phép của giáo viên

Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép của giáo viên như thế nào? Số ngày nghỉ phép năm của giáo viên là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Số ngày nghỉ phép năm của giáo viên là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, giáo viên là viên chức tại các trường công lập sẽ có số ngày nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật về lao động.

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, số ngày nghỉ phép năm của giáo viên là viên chức tại trường công lập như sau:

- Giáo viên làm việc tại trường đủ 12 tháng thì được nghỉ hằng năm như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Giáo viên làm việc tại trường chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Lương giáo viên được xếp ưu tiên trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp phải không?

Căn cứ theo Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024 có nội dung về lương giáo viên như sau:

6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.

Theo tinh thần của Kết luận 91 sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục.

Thực hiện chủ trương lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng tại Mục 3 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.

Kết luận 91 tiếp tục tập trung thực hiện ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

>>> Xem chi tiết đầy đủ toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp từ 1/7/2024: Tại đây.

>> Tải bảng lương mới: Tại đây.

Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ

Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ

>> Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: Tải về.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào