Hướng dẫn giáo viên nhận xét đánh giá hiệu trưởng? Ví dụ cụ thể nhận xét ưu, khuyết điểm của hiệu trưởng?
Hướng dẫn giáo viên nhận xét đánh giá hiệu trưởng? Ví dụ cụ thể nhận xét ưu, khuyết điểm của hiệu trưởng?
Giáo viên nhận xét đánh giá hiệu trưởng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm khả năng lãnh đạo, quản lý, và sự đóng góp cho môi trường học tập.
Dưới đây là một số ví dụ về giáo viên nhận xét đánh giá hiệu trưởng về những điểm mạnh của hiệu trưởng và khuyết điểm của hiệu trưởng:
- Những điểm mạnh của hiệu trưởng:
+ Khả năng lãnh đạo: Hiệu trưởng luôn chủ động, sáng tạo trong việc đưa ra các quyết định quan trọng, giúp trường học phát triển bền vững.
+ Phát huy sức mạnh tập thể: Hiệu trưởng luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy tối đa khả năng của mình.
+ Thực hiện tốt các cuộc vận động: Hiệu trưởng thấm nhuần và thực hiện tốt các cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Những khuyết điểm của hiệu trưởng:
+ Sơ suất trong công tác chỉ đạo: Đôi khi hiệu trưởng có thể gặp phải một số sơ suất trong việc chỉ đạo và quản lý các hoạt động của trường.
+ Thiếu linh hoạt trong một số tình huống: Có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng hoặc tình huống bất ngờ.
- Phương hướng khắc phục:
+ Nhìn nhận và xem xét các khuyết điểm: Hiệu trưởng cần nhìn nhận và xem xét các khuyết điểm để đề xuất các biện pháp khắc phục hiệu quả.
+ Điều chỉnh và phát triển: Điều chỉnh cuộc sống và phát triển sự nghiệp từng ngày, học hỏi từ kinh nghiệm và phản hồi để cải thiện công tác quản lý.
Thông tin mang tính chất tham khảo
Hướng dẫn giáo viên nhận xét đánh giá hiệu trưởng? Ví dụ cụ thể nhận xét ưu, khuyết điểm của hiệu trưởng? (Hình từ Internet)
Mẫu Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu nào?
Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được sử dụng dành cho cấp tiểu học, cấp THCS và cấp THPT.
Các đơn vị và giáo viên có thể tham khảo ví dụ về Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về Hiệu trưởng được ghi nhận tại Biểu mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4529/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
Tải Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông: Tại đây
Lấy ý kiến của giáo viên về Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên những tiêu chí nào?
Theo Biểu mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4529/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT, việc lấy ý kiến của giáo viên về Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện dựa trên 18 tiêu chí sau:
- Hiệu trưởng thực hiện gương mẫu các quy định về đạo đức nhà giáo;
- Hiệu trưởng có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường;
- Hiệu trưởng am hiểu chuyên môn và thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân;
- Kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương;
- Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động dạy học và giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của chương trình giáo dục phổ thông;
- Hiệu trưởng xây dựng vị trí việc làm và bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với tất cả giáo viên, nhân viên;
- Các tổ/nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán hoạt động hiệu quả và kết nối với mạng lưới giáo viên cốt cán của địa phương;
- Hiệu trưởng quản lý và sử dụng tài chính phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, công khai, minh bạch;
- Hiệu trưởng chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học của nhà trường hiệu quả, phục vụ nâng cao chất lượng dạy học;
- Nhà trường thực hiện tự đánh giá và cải tiến chất lượng liên tục;
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường chủ động thực hiện nghiêm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử nhà trường theo quy định;
- Hiệu trưởng khuyến khích phản ánh góp ý phát triển nhà trường và giải quyết những tâm tư vướng mắc, những đóng góp cho nhà trường ngày một tốt hơn;
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường chủ động, tích cực tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực;
- Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh và cộng đồng trong cung cấp và tiếp nhận và xử lý các thông tin về hoạt động dạy học của nhà trường;
- Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh và cộng đồng trong cung cấp và tiếp nhận và xử lý các thông tin về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh;
- Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh và cộng đồng trong huy động các nguồn lực phát triển nhà trường;
- Hiệu trưởng có sử dụng tiếng ngoại ngữ trong giao tiếp, trong công việc và tạo lập môi trường phát triển ngoại ngữ cho giáo viên, nhân viên và học sinh;
- Hiệu trưởng chỉ đạo ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong các điều hành các hoạt động của nhà trường.