Hợp đồng nhà giáo được lập thành bao nhiêu bản theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Hợp đồng nhà giáo được lập thành bao nhiêu bản theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Theo Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng nhà giáo như sau:
Nội dung và hình thức của hợp đồng nhà giáo
Hợp đồng nhà giáo có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng; thông tin về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo; chức danh nhà giáo; số căn cước công dân đối với nhà giáo là người Việt Nam hoặc số hộ chiếu và quốc tịch đối với nhà giáo là người nước ngoài;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Chế độ thăng tiến nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng;
e) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng;
g) Tiền lương, chế độ tăng lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
h) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng;
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của cấp học, trình độ đào tạo, điều kiện đặc thù của cơ sở giáo dục và phương thức giải quyết tranh chấp nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng nhà giáo được lập thành 03 (ba) bản, trong đó 01 (một) bản giao cho nhà giáo, 02 (hai) bản do cơ sở giáo dục lưu phục vụ công tác quản lý.
Như vậy, theo Dự thảo Luật Nhà giáo thì hợp đồng nhà giáo được lập thành 03 (ba) bản, trong đó 01 (một) bản giao cho nhà giáo, 02 (hai) bản do cơ sở giáo dục lưu phục vụ công tác quản lý.
Xem chi tiết Dự thảo Luật Nhà giáo: TẢI VỀ
Hợp đồng nhà giáo được lập thành bao nhiêu bản theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Hợp đồng nhà giáo gồm những loại nào theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về hợp đồng nhà giáo như sau:
Hợp đồng nhà giáo
1. Hợp đồng nhà giáo được ký kết giữa người đứng đầu cơ sở giáo dục và nhà giáo.
2. Hợp đồng nhà giáo bao gồm:
a) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được áp dụng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
c) Hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn được áp dụng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
3. Nhà giáo đang ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động trước khi Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi phải thay đổi theo các trường hợp quy định tại Điều 25 Luật này.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành và hướng dẫn chi tiết về khoản 2 Điều này.
Theo đó, hợp đồng nhà giáo bao gồm:
- Đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập gồm: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
- Đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục: Hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Nhà giáo có những nhiệm vụ gì theo Luật Giáo dục hiện hành?
Căn cứ theo 69 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ của nhà giáo như sau:
Nhiệm vụ của nhà giáo
1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Như vậy, theo Luật Giáo dục 2019 thì nhà giáo có những nhiệm vụ sau:
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường và quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo.
- Tôn trọng, đối xử công bằng với người học.
- Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.