Hợp đồng giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động thuê lại có phải là hợp đồng lao động không?

Hợp đồng mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động giao kết với người lao động thuê lại có phải là hợp đồng lao động không?

Hợp đồng giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động thuê lại có phải là hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cho thuê lại lao động cụ thể như sau:

Cho thuê lại lao động
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Theo đó, hợp đồng được giao kết giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động thuê lại là hợp đồng lao động.

Hợp đồng giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động thuê lại có phải là hợp đồng lao động không?

Hợp đồng giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động thuê lại có phải là hợp đồng lao động không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có còn quan hệ lao động với người lao động đã được cho thuê lại không?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp cho thuê lại lao động cụ thể như sau:

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại).

Theo đó, sau khi được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác thì người lao động và doanh nghiệp cho thuê lại lao động vẫn duy trì quan hệ lao động.

Thời hạn tối đa cho thuê lại lao động là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Theo đó, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép cụ thể như sau:

Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

Theo đó, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau đây để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:

- Điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động:

- Là người quản lý doanh nghiệp;

- Không có án tích;

- Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

- Đối với doanh nghiệp: Đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào