Học ngành nghệ thuật biểu diễn dân ca hệ cao đẳng khi tốt nghiệp sẽ làm những vị trí nào?

Em muốn học nghệ thuật biểu diễn dân ca tại một trường cao đẳng thì khi ra trường em sẽ làm được những vị trí nào ạ? Câu hỏi của bạn Thu (Hải Dương).

Học ngành nghệ thuật biểu diễn dân ca hệ cao đẳng khi tốt nghiệp sẽ làm những vị trí nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Biểu diễn đơn ca;
- Biểu diễn kịch hát dân tộc;
- Tổ chức biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật;
- Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở;
- Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca.

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành nghệ thuật biểu diễn dân ca có thể làm các vị trí như biểu diễn đơn ca, kịch hát dân tộc, tổ chức biểu diễn, các hoạt động văn hoá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca.

Học ngành nghệ thuật biểu diễn dân ca hệ cao đẳng khi tốt nghiệp sẽ làm những vị trí nào?

Ngành nghệ thuật biểu diễn dân ca hệ cao đẳng (Hình từ Internet)

Những khối lượng kiến thức tối thiểu mà người học ngành nghệ thuật biểu diễn dân ca cần phải có khi ra trường?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

2. Kiến thức
- Xác định được vị trí, vai trò và đặc trưng của hoạt động nghệ thuật biểu diễn dân ca, những ảnh hưởng, tác động của nó đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển bền vững;
- Xác định được kiến thức cơ sở ngành âm nhạc nói chung, ngành ca múa nhạc kịch truyền thống và ngành âm nhạc cổ truyền, kiến thức về dân ca vùng miền, về dân nhạc, dân vũ;
- Mô tả được những kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc, hòa âm, hình thức - thể loại; kiến thức về sân khấu;
- Phân biệt được đặc trưng, bản sắc các thể loại dân ca Việt Nam, liệt kê và nêu đặc trưng được các loại hình dân ca và hiểu được các làn điệu, bài vở sân khấu kịch hát truyền thống;
- Phân tích được các quy trình hoạt động nghệ thuật cơ bản của đơn vị;
- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong các Nhà hát Ca múa nhạc chuyên nghiệp, Nhà hát nghệ thuật Truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, Đoàn nghệ thuật; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Văn hóa nghệ thuật, các cơ quan đơn vị văn hóa cơ sở, ...;
- Phân loại được các trang thiết bị biểu diễn, đạo cụ phụ trợ chủ yếu của các bộ phận trong nhà hát ca múa kịch chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị, văn hóa thông tin cơ sở;
- Trình bày được nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định của đơn vị để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có biện pháp phòng ngừa;
- Mô tả được quy trình lập kế hoạch các hoạt động biểu diễn, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của đơn vị;
- Mô tả được các công việc cơ bản trong quản lý chuyên môn, nhân sự, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị như: bài vở, đạo cụ, phục trang, quản lý tài chính... Đánh giá chất lượng hoạt động biểu diễn, nghiên cứu sưu tầm, truyền dạy, quảng bá, biên kịch, …;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Sau khi ra trường, người học không chỉ đơn thuần là đi biểu diễn mà có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm khác. Đồng thời để mang lại những sản phẩm chất lượng, người học và làm về nghệ thuật biểu diễn dân ca cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn về loại hình nghệ thuật thứ 7 này của Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp ngành nghệ thuật biểu diễn dân ca, muốn đi làm cần có những kỹ năng nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

3. Kỹ năng
- Biểu diễn thuần thục thể loại dân ca được đào tạo và một số làn điệu đặc trưng của thể loại dân ca thuộc vùng miền khác bằng hình thức biểu diễn đơn ca, phối hợp biểu diễn trong tốp nhạc, diễn viên sân khấu kịch hát dân tộc;
- Biểu diễn tốt các kỹ thuật hát thuộc thể loại dân ca được đào tạo, thể hiện được nét đặc trưng của chất liệu âm nhạc vùng miền cũng như thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật;
- Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như: kế hoạch biểu diễn, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đạo cụ, kế hoạch phục vụ tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện,…;
- Thiết kế và tổ chức được các hoạt động chuyên môn như: Tập huấn, biểu diễn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, ...;
- Thiết kế và thực hiện được đề cương, kịch bản âm nhạc, nội dung, chương trình cho các hoạt động chuyên môn;
- Quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và chất lượng tại các bộ phận làm việc; kết quả hoạt động âm nhạc của các bộ phận trong từng thời điểm; đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động âm nhạc;
- Quản lý, kiểm tra và đánh giá vấn đề sử dụng đúng, hiệu quả, an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ biểu diễn như: Sân khấu biểu diễn, hệ thống âm thanh ánh sáng, đạo cụ biểu diễn, phục trang biểu diễn,... theo quy định;
- Áp dụng được các giải pháp xử lý tình huống trong quá trình phục vụ biểu diễn, truyền dạy và các hoạt động âm nhạc khác;
- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động;
- Thực hiện việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy tinh hoa của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam qua tuyên truyền, tham gia các hoạt động diễn xướng dân gian; phát hiện, bồi dưỡng và truyền dạy thế hệ trẻ trong lĩnh vực chuyên môn của mình;
- Xác định được xu hướng và thị hiếu thưởng thức của khán giả để áp dụng vào hoạt động chuyên môn;
- Tạo lập hoặc phối hợp tổ chức hoạt sự kiện cho các đoàn thể, quần chúng, xã hội để trải nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, tư liệu cho hoạt động nghề nghiệp;
- Tích hợp được các kỹ năng làm việc nhóm như: Tổ chức, hợp tác, gắn kết, đồng thuận, lắng nghe, trách nhiệm, trợ giúp để thực hiện tốt các công việc được giao;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Quy định về yêu cầu kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp nghề nghệ thuật biểu diễn dân ca được đặt ra nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và đảm bảo cho người học có đủ kỹ năng cơ bản và cần thiết để có thể thực hiện tốt công việc trong lĩnh vực biểu diễn dân ca.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào