Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm?

Cho tôi hỏi người lao động bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm thì mới được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động? Câu hỏi từ anh Toàn (Bình Dương).

Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
...
b) Phục hồi chức năng lao động;
...

Căn cứ Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động, cụ thể như sau:

Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:

- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động.

- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, người lao động phải suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cùng các điều kiện nêu trên thì mới được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động.

Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm?

Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm?

Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động với mức bao nhiêu?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động, cụ thể như sau:

Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
1. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Theo đó, mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.

Lưu ý: Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Bao lâu thì nhận được tiền hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động?

Căn cứ Điều 27 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động, cụ thể như sau:

Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
1. Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động.

Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào