Hồ sơ hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động cho người lao động do ai lập?

Khi người lao động không may bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc, họ có quyền được hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động. Vậy, ai sẽ là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ bồi thường này cho người lao động?

Hồ sơ hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động cho người lao động do ai lập?

Liên quan đến vấn đề này, theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:

Hồ sơ bồi thường, trợ cấp
1. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động c ấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.
b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.
c) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, người sử dụng lao động là người có trách nhiệm phải lập hồ sơ hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn lao động.

Theo đó, thành phần hồ sơ hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động bao gồm:

- Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động c ấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.

- Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.

- Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH).

>>> Tải mẫu Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động: Tải về

- Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.

>>> Tải mẫu văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về: Tải về

>> Mức bồi thường tai nạn lao động là bao nhiêu? Trợ cấp tai nạn lao động được quy định như thế nào?

Hồ sơ hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động cho người lao động do ai lập?

Hồ sơ hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động cho người lao động do ai lập?

Có được cộng dồn những lần bị tai nạn lao động trước đó để thực hiện bồi thường tai nạn lao động không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:

Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Các trường hợp được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).
2. Nguyên tắc bồi thường:
a) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
...

Chiếu theo quy định trên, việc bồi thường tai nạn lao động sẽ được thực hiện theo từng lần xảy ra tai nạn lao động, tức tai nạn lao động xảy ra lần nào thì thực hiện bồi thường cho lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn lao động xảy ra trước đó để thực hiện bồi thường.

Tai nạn lao động là gì?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
...

Như vậy, có thể hiểu, tai nạn là động là sự cố không mong muốn xảy ra trong quá trình làm việc, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động dẫn đến việc gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc tử vong cho người lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào