Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp có cần các chứng từ thanh toán chi phí đào tạo không?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp có cần các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo không?
- Để được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động khi trở lại làm việc cần đáp ứng điều kiện gì?
- Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động tối đa bao nhiêu?
- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có được dùng để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động không?
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp có cần các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
1. Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
3. Bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.
Theo quy định trên hồ sơ đề nghị chuyển đối nghề nghiệp cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp gồm:
- Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
Đồng thời cần thêm bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp có cần các chứng từ thanh toán chi phí đào tạo không?
Để được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động khi trở lại làm việc cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ như sau:
Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc cần đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện nêu trên.
Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động tối đa bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với người sử dụng lao động có người lao động bị tai nạn lao động như sau:
Mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
1. Học phí quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng như sau:
a) Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;
b) Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức chi phí hỗ trợ công ty có lao động bị tai nạn lao động thuộc các trường hợp được nhận hỗ trợ theo quy định pháp luật với mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở.
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có được dùng để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động không?
Căn cứ theo Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Như vậy, theo quy định, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được dùng để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.