Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?

Cho tôi hỏi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý gồm những gì? Câu hỏi của chị X.A (Nghệ An)

Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định về tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý như sau:

Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

Như vậy, công dân Việt Nam muốn trở thành trợ giúp viên pháp cần là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định về bổ nhiệm, đề nghị cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý như sau:

Bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý
1. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
a) Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
b) Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
c) 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
d) Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;
đ) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;
e) Giấy chứng nhận sức khỏe.
3. Người đã bị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 22 của Luật này được xem xét bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý quy định tại Luật này và lý do miễn nhiệm, thu hồi thẻ không còn.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý gồm:

- Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;

- Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;

- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;

- Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;

- Giấy chứng nhận sức khỏe.

Ai được trợ giúp pháp lý theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý như sau:

1. Người có công với cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

- Người nhiễm chất độc da cam;

- Người cao tuổi;

- Người khuyết tật;

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

- Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

- Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

- Người nhiễm HIV.

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào