Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Tiền Giang nộp ở đâu?

Cho tôi hỏi tôi làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Tiền Giang nộp ở đâu? Câu hỏi của anh V.M (Tiền Giang)

Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Tiền Giang nộp ở đâu?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, cơ quan giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Tiền Giang là Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang, cụ thể:

Hiện tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang có tổng cộng 2 cơ sở và 2 chi nhánh.

+ Cơ sở I: Văn phòng chính của Trung tâm

Địa chỉ: Số 30 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, TP Mỹ Tho, Tiền Giang

(Cách cầu Quay 100 mét đi về hướng Gò Công)

Điện thoại: 0273.3874694 Fax: 0273.3881459

Email: phongtuvan123@gmail.com

+ Cơ sở II:

Ấp 4, Xã Trung An, Tp Mỹ Tho, Tiền Giang

(Cách cổng Khu công nghiệp Mỹ Tho 100 mét)

Điện thoại :

Đào tạo nghề: 02733.855452

Bảo hiểm thất nghiệp: 02733.977785 - 02733.856874.

+ Các chi nhánh

Chi nhánh Dịch vụ việc làm Gò Công

31A đường Võ Duy Linh, Khu phố 1, Phường 5, TX Gò Công, Tiền Giang

Điện thoại: 0273.3514848

Chi nhánh Dịch vụ việc làm Cai Lậy

Số 276 đường 30/4, Phường 5, TX. Cai Lậy, Tiền Giang

(Kế bên Chi cục thuế Cai Lậy)

Điện thoại: 0273.3710676

Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Tiền Giang nộp ở đâu?

Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Tiền Giang nộp ở đâu?

Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Căn cứ theo Điều 45 Luật Việc làm 2013 được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

Và căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy đinh:

Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
...

Từ các quy định trên cho thấy trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục nhưng vẫn đảm bảo đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật như đã nêu trên thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Khi nào được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Để được nhận các quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp, người lao động mất việc làm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp khi:

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ:

- 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn

- 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Chết.

Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: TẢI VỀ.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào