Hiệu trưởng trường đại học được bổ nhiệm tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ liên tiếp?
Hiệu trưởng trường đại học được bổ nhiệm tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ liên tiếp?
Theo khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định:
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học
1. Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học.
...
Theo đó trước đây tại Luật Giáo dục đại học 2012 quy định hiệu trưởng trường đại học được bổ nhiệm không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Hiện nay theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định nhiệm kỳ của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học.
Như vây theo quy định mới thì hiện nay hiệu trưởng trường đại học không còn giới hạn hai nhiệm kỳ liên tiếp như trước nữa mà sẽ được quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học.
Hiệu trưởng trường đại học được bổ nhiệm với số lượng nhiệm kỳ liên tiếp không hạn chế.
Hiệu trưởng trường đại học được bổ nhiệm tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ liên tiếp? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn hiệu trưởng trường đại học là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học
...
2. Tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
...
Theo đó hiệu trưởng trường đại học phải đáp ứng tiêu chuẩn như sau:
- Phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Hiệu trưởng trường đại học là công chức hay viên chức?
Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra theo khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 (có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
...
Theo đó viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Như vậy từ các quy định trên ta có thể hiểu nếu hiệu trưởng trường đại học thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thì được xem là viên chức quản lý.
Nếu hiệu trưởng trường đại học tư thục làm việc theo hợp đồng lao động thì được xem là người lao động.