Hiện tại mức lương tối thiểu vùng của An Giang là bao nhiêu?

Tôi muốn biết mức lương tối thiểu vùng của tp Châu Đốc tỉnh An Giang là bao nhiêu? Thông thường công ty có xây dựng bảng lương trước không hay lương dựa theo khả năng của người lao động? Câu hỏi của Chị Hằng (An Giang).

Hiện tại mức lương tối thiểu của An Giang là bao nhiêu?

Hiện nay mức lương tối thiểu vùng của An Giang được căn cứ dựa theo quy định mới nhất tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Dẫn chiếu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, ta có thể thấy mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho các địa bàn trên tỉnh An Giang được quy định như sau:

2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
...
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

Như vậy từ các quy định trên có thể thấy mức lương tối thiểu vùng của An Giang được quy định cụ thể như sau:

- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang áp dụng mức lương: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ

- Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang áp dụng mức lương: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ

- Các địa bàn còn lại bao gồm Huyện An Phú, Huyện Tịnh Biên, Huyện Tri Tôn, Huyện Chợ Mới, Huyện Phú Tân áp dụng mức lương: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ

Hiện tại mức lương tối thiểu vùng của An Giang là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu của An Giang

Ai hỗ trợ tư vấn về mức lương tối thiểu vùng cho chính phủ?

Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Trong Điều 92 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hội đồng tiền lương như sau:

Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.
3. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy, Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu. Việc này nhằm giúp đảm bảo tính công bằng trong việc trả lương cho người lao động, giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là trong các ngành nghề có mức lương thấp.

Vì mức lương tối thiểu vùng phải điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và giá cả. Việc điều chỉnh này cần được thực hiện bởi cơ quan có chuyên môn và kinh nghiệm để đưa ra quyết định phù hợp. Có thể thấy Hội đồng tiền lương quốc gia có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của họ, đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc đặt mức lương phù hợp.

Công ty có cần xây dựng bảng lương trước khi tuyển dụng người lao động hay không?

Việc xây dựng bản lương đối với người sử dụng lao động cũng được pháp luật đề cập rõ tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Như vậy, công ty phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng người lao động và bảng lương này phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể TẠI ĐÂY.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào