Hiện nay chứng chỉ quản lý rừng bền vững gồm những loại gì?
Hiện nay chứng chỉ quản lý rừng bền vững gồm những loại gì?
Căn cứ quy định Điều 15 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, quy định về loại chứng chỉ quản lý rừng bền vững như sau:
Loại chứng chỉ quản lý rừng bền vững
1. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững gồm:
a) Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do Việt Nam cấp;
b) Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do tổ chức quốc tế cấp;
c) Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do Việt Nam hợp tác với quốc tế cấp.
2. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 1 Điều này là bằng chứng chứng minh tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ.
Như vậy, chứng chỉ quản lý rừng bền vững gồm những loại sau đây:
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do Việt Nam cấp;
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do tổ chức quốc tế cấp;
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do Việt Nam hợp tác với quốc tế cấp.
Hiện nay chứng chỉ quản lý rừng bền vững gồm những loại gì?
Đối tượng nào được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững?
Căn cứ quy định Điều 28 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về chứng chỉ quản lý rừng bền vững như sau:
Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
1. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp cho chủ rừng theo nguyên tắc tự nguyện.
2. Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi có phương án quản lý rừng bền vững và đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững.
3. Tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí quản lý rừng bền vững.
Như vậy, chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp cho chủ rừng theo nguyên tắc tự nguyện.
Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi có phương án quản lý rừng bền vững và đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững.
Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững sai quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, có quy định về xử phạt vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững như sau:
Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững hoặc không thực hiện đúng phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không đúng quy định của pháp luật về tiêu chí quản lý rừng bền vững.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP).
Như vậy, hành vi cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không đúng quy định của pháp luật về tiêu chí quản lý rừng bền vững có thể bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Bên cạnh đó người vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp.
Nguyên tắc trong Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững là gì?
Căn cứ quy định Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có quy định về các nguyên tắc trong Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
- Chủ rừng tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
- Chủ rừng tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương
- Chủ rừng đảm bảo quyền và điều kiện làm việc của người lao động
- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững
- Quản lý và bảo vệ môi trường trong các hoạt động lâm nghiệp
- Duy trì, bảo tồn và nâng cao đa dạng sinh học
- Rừng được theo dõi, giám sát, đánh giá theo phương án quản lý rừng bền vững.