Hệ cao đẳng có đào tạo nghề ca sĩ hay không?

Em thắc mắc không biết nếu ca sĩ thì hệ cao đẳng có đào tạo không ạ? Ra trường cần phải có kỹ năng, kiến thức gì không hay chỉ cần có thể cầm mic là thành ca sĩ được ạ? Câu hỏi của bạn An (Huế).

Pháp luật giới thiệu về ngành nghề ca sĩ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ - ngành,nghề thanh nhạc ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thanh nhạc trình độ cao đẳng là ngành, nghề ca sĩ chuyên nghiệp, thực hiện biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều dòng nhạc, thể loại âm nhạc như: Cổ điển, dân ca, trữ tình, cách mạng, nhạc đại chúng (nhạc nhẹ) như pop, rock, jazz, ballad, dance, rapper, r&b…, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học sau khi tốt nghiệp thường được bố trí làm việc tại các chương trình nghệ thuật trình diễn (chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình âm nhạc); các chương trình lễ hội, festival trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng…; ca sĩ tự do hoạt động trong các bar, phòng trà, các khách sạn du lịch cao cấp, chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân...; hướng dẫn thực hành thanh nhạc, dạy âm nhạc và các hoạt động dàn dựng, trình diễn, biên tập ca nhạc tại các trường đào tạo thanh nhạc trình độ trung cấp, các trường phổ thông hoặc các trung tâm âm nhạc, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Như vậy, để theo đuổi nghề ca sĩ, người học vẫn có thể học hệ cao đẳng thông qua chuyên ngành thanh nhạc. Đây là ngành, nghề ca sĩ chuyên nghiệp, thực hiện biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều dòng nhạc, thể loại âm nhạc như: Cổ điển, dân ca, trữ tình, cách mạng, nhạc đại chúng (nhạc nhẹ) như pop, rock, jazz, ballad, dance, rapper, r&b…

Hệ cao đẳng có đào tạo nghề ca sĩ hay không?

Pháp luật giới thiệu về ngành nghề ca sĩ (Hình từ Internet)

Ca sĩ cần có kiến thức và kỹ năng nào sau khi học xong đào tạo hệ cao đẳng?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ - ngành,nghề thanh nhạc ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

2. Kiến thức
- Xác định được vị trí, vai trò của ca sỹ tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật, những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;
- Phân tích được những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như xướng âm, ghi âm, hòa thanh…;
- Phân tích được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật thanh nhạc, hiểu biết các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;
- Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng tác phẩm thanh nhạc đạt yêu cầu đề ra;
- Trình bày được các kỹ thuật thể hiện tác phẩm thanh nhạc như: Aria, Romance, tổ khúc, ca khúc, hợp xướng...;
- Trình bày được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang điểm, trang phục...;
- Phân tích được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của ca sỹ trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;
- Trình bày được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;
- Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ - ngành,nghề thanh nhạc ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

3. Kỹ năng
- Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thực hiện được các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;
- Biểu diễn được các tác phẩm thanh nhạc như: Romance, tổ khúc, ca khúc dân ca, ca khúc đương đại với các hình thức hát đơn ca, tốp ca, hợp xướng... bằng các kỹ thuật, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu;
- Tự luyện thanh, vỡ bài hát, phối bè, hát đơn ca, hát nhóm…;
- Xây dựng được tác phẩm thanh nhạc với nhiều phong cách khác nhau;
- Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm thanh nhạc;
- Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi hát và diễn;
- Sử dụng được một loại nhạc cụ để đệm hát hoặc diễn tấu những đoạn nhạc đơn giản;
- Ứng dụng được kỹ năng phân tích âm nhạc, phối bè đơn giản;
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị âm thanh dùng cho hát như micro, phần mềm âm nhạc;
- Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn;
- Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Ca sĩ là một nghề đòi hỏi giọng hát tốt, tuy nhiên để có thể mang lại những sản phẩm, tiết mục chất lượng. Sau khi tốt nghiệp ngành thanh nhạc hệ cao đẳng, người học cần phải trang bị cho mình những vốn kiến thức cơ bản và những kỹ năng cần thiết để có thể nâng cao chất lượng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho bản thân.

Ngành thanh nhạc hệ cao đẳng có thể đảm nhiệm các vị trí nào sau khi tốt nghiệp?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ - ngành,nghề thanh nhạc ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Hát thính phòng;
- Hát dân ca;
- Hát nhạc đại chúng (nhạc nhẹ);
- Hát bè, hát tốp ca, hợp xướng;
- Hướng dẫn thực hành thanh nhạc;
- Tổ chức phong trào văn hóa nghệ thuật.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành thanh nhạc hệ cao đẳng ngoài việc trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, người học còn có thể làm vị trí như hướng dẫn thực hành thanh nhạc, tổ chức phong trào văn hóa nghệ thuật.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào