Hành vi quảng cáo trên mạng xã hội dịch vụ khám chữa bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi đối với hành vi quảng cáo trên mạng xã hội để khám chữa bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh T.M (Hà Nội).

Để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam như sau:

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bạn cần đáp ứng 4 điều kiện được nêu như trên.

Tuy nhiên quy định này chỉ áp dụng đến hết 31/12/2023 và sau đó sẽ bị thay thế bởi Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ 01/01/2024 sẽ áp dụng chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề. Lúc này giấy phép hành nghề được cấp theo Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cụ thể như sau:

- Cấp mới giấy phép hành nghề được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

+ Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề;

+ Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề;

+ Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ;

+ Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

- Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:

+ Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

+ Có đủ sức khỏe để hành nghề;

+ Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;

+ Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

-Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:

+ Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

+ Đáp ứng điều kiện sau:

Có đủ sức khỏe để hành nghề;

Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;

Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cho tôi hỏi đối với hành vi quảng cáo trên mạng xã hội để khám chữa bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh T.M (Hà Nội)

Hành vi quảng cáo trên mạng xã hội dịch vụ khám chữa bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Có được quảng cáo trên mạng xã hội dịch vụ khám chữa bệnh không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo quy định:

Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
...

Như vậy, pháp luật cho phép quảng cáo trên mạng xã hội về dịch vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên nội dung quảng cáo phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Hành vi quảng cáo trên mạng xã hội dịch vụ khám chữa bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 56 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi;
b) Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Do đó, trường hợp quảng cáo trên mạng xã hội dịch vụ khám chữa bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Tuy nhiên, mức phạt tiền này chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì sẽ áp dụng mức phạt gấp 2 lần đối với cá nhân (quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)

Như vậy, trường hợp quảng cáo trên mạng xã hội dịch vụ khám chữa bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân; 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức

Ngoài ra, căn cứ khoản 5 Điều 56 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, người thực hiện hành vi vi phạm trên còn buộc phải tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào