Hằng tháng, người tham gia BHXH được cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng BHXH thông qua hình thức nào?
Hằng tháng, người tham gia BHXH được cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng BHXH thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Quyền của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
a) Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
c) Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật;
đ) Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
e) Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
g) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, định kỳ hằng tháng người tham gia BHXH được cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng BHXH thông qua phương tiện điện tử.
Hằng tháng, người tham gia BHXH được cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng BHXH thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Người tham gia BHXH có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình;
c) Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy định khác về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Hoàn trả tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định;
c) Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người tham gia BHXH có trách nhiệm sau:
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
- Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình;
- Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực BHXH?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
6. Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
7. Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
9. Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức.
10. Hành vi khác theo quy định của luật.
Theo đó, hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực BHXH bao gồm:
- Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.
- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
- Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
- Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội.
- Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức.
- Hành vi khác theo quy định của luật.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.