Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? Người làm việc trong tổ chức cơ yếu khi thôi việc có phải giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước? Câu hỏi của anh Trung (Nam Định).

Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào?

Tại Điều 27 Luật Cơ yếu 2011 có quy định

Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu
1. Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.

Như vậy, hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu được quy định cụ thể như sau:

Đối người làm công tác cơ yếu là Công an nhân dân

Theo Điều 30 Luật Công an nhân dân 2018, hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân được quy định như sau:

- Hạ sĩ quan: 45 tuổi;

- Cấp úy: 53 tuổi;

- Thiếu tá, Trung tá: nam 55 tuổi, nữ 53 tuổi;

- Thượng tá: nam 58 tuổi, nữ 55 tuổi;

- Đại tá: nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi;

- Cấp tướng: 60 tuổi.

Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, Sĩ quan cấp úy, Thiếu tá, Trung tá và Thượng tá nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 60 đối với nam và 55 đối với nữ.

Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ hơn 60 đối với nam và hơn 55 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.

Đối người làm công tác cơ yếu là quân nhân

Cụ thể tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm được quy định như sau

- Cấp úy: nam 46 tuổi, nữ 46 tuổi;

- Thiếu tá :nam 48 tuổi, nữ 48 tuổi;

- Trung tá: nam 51 tuổi, nữ 51 tuổi;

- Thượng tá: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;

- Đại tá: nam 57 tuổi, nữ 55 tuổi;

- Cấp Tướng: nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.

Trong trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

Đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân

Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động

Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào?

Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu khi thôi việc có phải giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước?

Câu cứ Điều 24 Luật Cơ yếu 2011 quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu như sau:

Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người làm việc trong tổ chức cơ yếu có nghĩa vụ phải giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Người làm công tác cơ yếu được bảo đảm điều kiện hoạt động như thế nào?

Căn cứ tại Điều 36 Luật Cơ yếu 2011 quy định về việc bảo đảm điều kiện hoạt động cho người làm công tác cơ yếu như sau:

Bảo đảm điều kiện hoạt động cho người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu được trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và được ưu tiên về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, được miễn thủ tục hải quan đối với sản phẩm mật mã mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu có trách nhiệm quản lý, sử dụng người làm công tác cơ yếu đúng chuyên môn, nghiệp vụ và bảo đảm điều kiện làm việc; thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người làm công tác cơ yếu.

Như vậy, người làm công tác cơ yếu được bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định nêu trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào