Hạn chót công khai những nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc từ khi kết thúc đối thoại là khi nào?
Nội dung của đối thoại tại nơi làm việc là những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Như vậy, các nội dung có trong đối thoại bao gồm các nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 và một hoặc một số nội dung sau đây:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
- Điều kiện làm việc;
- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Hạn chót công khai những nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc từ khi kết thúc đối thoại là khi nào?
Hạn chót công khai những nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc từ khi kết thúc đối thoại là khi nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
...
5. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định:
Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
...
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại.
Ngoài ra, tại điểm e khoản 1 Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
1. Đối với vụ việc người sử dụng lao động phải tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều 42; phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44; thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Điều 93; quy chế thưởng theo quy định tại Điều 104 và nội quy lao động theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
...
e) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
...
Theo các quy định trên, dù là tổ chức đối thoại theo định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên hay đối thoại khi có vụ việc thì người sử dụng lao động đều chỉ có 03 ngày kể từ khi kết thúc đối thoại để công bố công khai những nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc.
Như vậy, hạn chót công khai những nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc là ngày thứ 03 kể từ khi kết thúc đối thoại.
Công ty không công khai nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nếu người sử dụng lao động không công khai nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu - 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức (công ty) thì mức phạt sẽ gấp 02 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).