Hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho người không giữ chức vụ lãnh đạo viết thế nào?

Có hướng dẫn viết hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho CBCCVC là người không giữ chức vụ lãnh đạo hay không?

Hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho người không giữ chức vụ lãnh đạo viết thế nào?

>>> Cách viết Bản tự kiểm điểm cá nhân giáo viên tiểu học cuối năm chi tiết nhất?

>> Cách viết Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ công chức mới nhất hiện nay?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 quy định như sau:

Về cách thức kiểm điểm (Điều 7)
2.1. Tại điểm 1.1 và điểm 1.2, khoản 1 về việc chuẩn bị kiểm điểm, thực hiện như sau:
a) Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng cấp có liên quan. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc.
b) Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A, 2B.
c) Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp thành lập đoàn (hoặc tổ) công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm; phân công cấp ủy viên, cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo, tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu là 02 ngày. Đối với những nơi Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm thì thời gian kiểm điểm tối thiểu là 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
...

Theo đó, CBCCVC là cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo sẽ tự làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.

>> Mẫu bản tự kiểm điểm Mẫu 2A TẠI ĐÂY

Trong mẫu bản tự kiểm điểm Mẫu 2A dành cho cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo có mục II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân.

Dưới đây là một số gợi ý về cách viết phần hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho người không giữ chức vụ lãnh đạo:

* Hạn chế khuyết điểm:

- Hạn chế trong công tác chuyên môn: Chưa hoàn thành một số nhiệm vụ được giao đúng hạn.

- Hạn chế trong việc tham gia các hoạt động đoàn thể: Tham gia chưa đầy đủ các hoạt động phong trào của đơn vị.

- Hạn chế trong công tác học tập, nâng cao trình độ: Chưa chủ động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.

* Nguyên nhân của hạn chế khuyết điểm:

- Đối với hạn chế trong công tác chuyên môn: Nguyên nhân do khối lượng công việc nhiều, chưa sắp xếp thời gian hợp lý.

- Đối với hạn chế trong công tác tự phê bình và phê bình: Nguyên nhân do tâm lý e ngại, thiếu tự tin trong giao tiếp.

- Đối với hạn chế trong việc tham gia các hoạt động đoàn thể: Nguyên nhân do công việc bận rộn, chưa cân đối được thời gian giữa công việc và hoạt động đoàn thể.

- Đối với hạn chế trong công tác học tập, nâng cao trình độ: Nguyên nhân do thiếu thời gian, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn.

Trên đây là cách viết hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho người không giữ chức vụ lãnh đạo chỉ mang tính chất tham khảo.

Hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân trong bản kiểm điểm đảng viên

Hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho người không giữ chức vụ lãnh đạo viết thế nào? (Hình từ Internet)

Nơi kiểm điểm đảng viên được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:

Cách thức kiểm điểm
1. Chuẩn bị kiểm điểm
1.1. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
1.2. Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
1.3. Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
2. Nơi kiểm điểm
2.1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
2.2. Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
2.3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
3. Trình tự kiểm điểm
3.1. Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
3.2. Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.

Theo đó, nơi kiểm điểm đảng viên được quy định như sau:

- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.

- Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.

Mục đích, yêu cầu của việc kiểm điểm đảng viên cuối năm là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, các mục đích, yêu cầu của việc kiểm điểm đảng viên cuối năm như sau:

- Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa, thấy được ưu điểm để phát huy, hạn chế, khuyết điểm để khắc phục; chủ động phát hiện, ngăn chặn biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, tổ chức, cơ quan, đơn vị nhất là người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên; bảo đảm trung thực, công tâm, khách quan, công khai và đạt được kết quả thực chất.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào