GNP là gì? GNP và GDP có khác nhau không và GNP có ảnh hưởng tới mức lương của người lao động hay không?

Cho tôi hỏi GNP là gì? GNP và GDP có khác nhau không và GNP có ảnh hưởng tới mức lương của người lao động hay không? Với mức lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu ạ? Câu hỏi của chị Đ.H (Phú Yên).

GNP là gì?

Theo Báo điện tử Đại biểu nhân dân có giải thích về thuật ngữ GNP là gì như sau:

Tổng sản phẩm Quốc gia (GNP) gồm thu nhập từ tất cả các tài sản thuộc sở hữu của cư dân. Nó thậm chí bao gồm các khoản thu nhập không chảy ngược vào trong nước. Sau đó, nó bỏ qua thu nhập của tất cả người nước ngoài sống trong nước, ngay cả khi họ chi tiêu trong nước. GNP chỉ báo cáo số tiền kiếm được của công dân và doanh nghiệp của đất nước, bất kể chi tiêu ở đâu trên thế giới.

Xem chi tiết tại: https://daibieunhandan.vn/Kinh-te-phat-trien/He-thong-cac-tai-khoan-quoc-gia-va-cac-chi-tieu-GDP-GNP-GNI-i105742/.

GNP là gì? GNP và GDP có khác nhau không?

GNP là gì? GNP và GDP có khác nhau không và GNP có ảnh hưởng tới mức lương của người lao động hay không?

GNP và GDP có khác nhau không

Theo Mục 0501 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP, tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.
Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau:
- Xét dưới góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Xét dưới góc độ thu nhập: GDP gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.
- Xét dưới góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.

Như vậy, thông qua giải thích "GNP là gì" ở trên và GDP có thể thấy đây là là hai khái niệm khác nhau.

Đồng thời, tại Cổng thông tin điện tử Nông thôn mới Hà Tĩnh có so sánh rõ hơn về 2 khái niệm như sau:

GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập nhận được ở đó.

Ví dụ như sau: Một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ.

Xem chi tiết: http://nongthonmoi.hatinh.gov.vn/Nhieu-nguoi-cung-quan-tam/GDP-va-GNP-la-gi-cach-tinh-nhu-the-nao-639.html.

GNP có ảnh hưởng tới mức lương của người lao động hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Đồng thời, theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo quy định trên mức lương tối thiểu nói chung và mức lương tối thiểu 2024 sẽ được điều chỉnh dựa trên:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động;

- Việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Có thể thấy GNP là chỉ số được thống kê dựa trên các chỉ số trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình kinh tế thế giới và trong nước mà chỉ số này có thể ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến các căn cứ điều chỉnh mức lương của người lao động theo quy định như trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào