GNI là gì? GNI Việt Nam là bao nhiêu?
GNI là gì? GNI khác GDP như thế nào?
GNI là viết tắt của "Gross National Income" (Tổng thu nhập quốc gia hay tổng thu nhập quốc dân). Đây là một chỉ số kinh tế quan trọng dùng để đo lường tổng thu nhập của tất cả các công dân và doanh nghiệp của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là trong một năm. GNI bao gồm cả thu nhập từ trong nước và thu nhập từ nước ngoài.
Sự khác biệt chính giữa GNI và GDP (Gross Domestic Product) nằm ở việc GNI tính toàn bộ thu nhập của công dân và doanh nghiệp của quốc gia, bao gồm cả thu nhập từ nước ngoài, trong khi GDP chỉ tính giá trị sản phẩm và dịch vụ được sản xuất bên trong lãnh thổ của quốc gia đó.
GNI thường được sử dụng để đánh giá mức sống, mức thu nhập và sức khỏe kinh tế tổng thể của một quốc gia. Nó cũng được sử dụng để so sánh mức thu nhập giữa các quốc gia khác nhau và đánh giá tác động của hoạt động kinh tế quốc tế đối với quốc gia đó.
Căn cứ theo Tổng cục thống kê Việt Nam có nêu về phương pháp tính GNI Việt Nam như sau:
Tổng thu nhập quốc dân - GNI Việt Nam là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu. Do vậy, để tính chỉ tiêu này cần phải lập các tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thành thu nhập hoặc phải xuất phát từ chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu có liên quan.
(1) Theo giá hiện hành
Trong đó:
– Chênh lệch (thuần) giữa thu nhập và chi trả về thu nhập lao động với nước ngoài là phần còn lại giữa các khoản thu nhập về tiền lương và tiền công lao động (bằng tiền hay hiện vật) và các khoản thu nhập khác mang tính chất trả công lao động cho công nhân và người lao động Việt Nam thường trú ở nước ngoài nhận được từ các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất không thường trú (nước ngoài) – (trừ đi) phần chi về thù lao lao động của các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất thường trú của Việt Nam chi trả cho công nhân và người lao động nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
– Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài là phần còn lại của thu nhập sở hữu do đơn vị và dân cư thường trú Việt Nam nhận được từ nước ngoài (từ đơn vị và dân cư không thường trú) – (trừ đi) thu nhập sở hữu của đơn vị và dân cư không thường trú Việt Nam.
Thu nhập hay chi trả sở hữu gồm các khoản sau:
+ Thu nhập hoặc chi trả về lợi tức đầu tư trực tiếp với nước ngoài;
+ Thu nhập hoặc chi trả lợi tức đầu tư vào giấy tờ có giá như: cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá và công cụ tài chính khác;
+ Thu nhập hoặc chi trả lợi tức về cho thuê, mướn, quyền sử dụng, bản quyền sáng chế, nhãn mác, quyền khai thác khoáng sản phục vụ cho quá trình sản xuất, cho thuê đất đai, vùng trời, vùng biển, tô giới …
(2) Theo giá so sánh
Tổng thu nhập quốc dân (GNI) theo giá so sánh = Thu nhập quốc dân (GNI) theo giá hiện hành năm báo cáo/Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh
Phân tổ chủ yếu: Thu nhập quốc gia gộp và thuần (thu nhập quốc gia thuần là thu nhập quốc gia gộp đã loại trừ khấu hao tài sản cố định).
Kỳ công bố: Năm.
Nguồn số liệu
– Số liệu GDP: Nguồn số liệu như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0501;
– Dữ liệu hành chính;
– Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
GNI là gì? GNI Việt Nam là bao nhiêu?
GNI Việt Nam là bao nhiêu?
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người (GNI/đầu người) của Việt Nam năm 2022 ước tính đạt 4,010 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam đang tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao (theo phân loại của WB).
Tuy nhiên, đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng này thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm, trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về già hoá dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên… Hệ quả là chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.
Xem số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) tại: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GNP.PCAP.CD?locations=VN
Thu nhập bình quân của người lao động trong các ngành nghề nửa đầu 2023 ra sao?
Căn cứ theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý I và Quý II năm 2023 được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có nội dung báo cáo về tình hình Thu nhập bình quân của người lao động theo vùng kinh tế – xã hội như sau:
Qúy I năm 2023:
- Trong ba khu vực kinh tế, lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thu nhập cao nhất. So với cùng kỳ năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong dịch vụ là 8,3 triệu đồng, tăng 10,1%, tương ứng tăng 766 nghìn đồng
- Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 4,1 triệu đồng, tăng 9,2%, tương ứng tăng khoảng 345 nghìn đồng.
- Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,9 triệu đồng, tăng 9,0%, tương ứng tăng khoảng 655 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
- Một số ngành kinh tế ghi nhận tốc độ tăng so với quý trước như:
+ Lao động làm việc trong ngành khai khoáng có thu nhập bình quân là 10,3 triệu đồng, tăng 6,7%, tương ứng tăng 640 nghìn đồng so với quý trước;
+ Thu nhập bình quân tháng của lao động trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy là 8,2 triệu đồng, tăng 3,8%, tương ứng tăng 300 nghìn đồng so với quý trước;
+ Ngành vận tải, kho bãi lao động có thu nhập bình quân tháng là 9,6 triệu đồng, tăng 2,7%, tương ứng tăng 255 nghìn đồng so với quý.
Quý II năm 2023:
- Quý II/2023, thu nhập bình quân của lao động tại khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,1 triệu đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 3,6%).
- Lao động làm việc tại khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân là 8,2 triệu đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 1,7 lần tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2022 (tăng 8,7%).
- Thu nhập bình quân của lao động làm việc tại khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,8 triệu đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước,
Quý II/2023 so với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân của lao động làm việc trong một số ngành kinh tế tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng thu nhập của lao động chậm lại so với tốc độ tăng thu nhập của cùng kỳ năm 2022 như:
+ Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có thu nhập bình quân là 7,7 triệu đồng, tăng 4,3%, tương ứng tăng 316 nghìn đồng (cùng kỳ năm 2022 tăng 12,4%, tương ứng tăng 818 nghìn đồng so với quý II/2021).
+ Thu nhập bình quân của lao động ngành dich vụ, lưu trú và ăn uống là 6,6 triệu đồng, tăng 6,4%, tương ứng tăng 395 nghìn đồng (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,8%, tương ứng tăng 572 nghìn đồng).
+ Lao động làm việc trong ngành vận tải kho bãi có thu nhập bình quân là 9,6 triệu đồng, tăng 7,6%, tương ứng tăng 679 nghìn đồng (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,9%, tương ứng tăng 798 nghìn đồng so với quý II/2021).
+ Thu nhập bình quân của lao động ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 11,2 triệu đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 751 nghìn đồng.
Nhìn chung tình hình thu nhập của người lao động nửa đầu năm vẫn có nhiều biến động. Song thu nhập bình quân của người lao động theo khu vực kinh tế so với cùng kỳ năm trước vẫn có sự tăng trưởng.
Nếu xét theo nửa đầu năm 2023 thì thu nhập bình quân của người lao động khu vực ngành dịch vụ và ngành công nghiệp xây dựng có xu hướng giảm nhưng không nhiều. Đối với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn giữ vững thu nhập bình quân.
Mức lương tối thiểu hiện nay của người Việt Nam được trả là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu hiện nay của người Việt Nam được trả theo theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.