Giữa doanh nghiệp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp có quan hệ thế nào?
Giữa doanh nghiệp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp có quan hệ thế nào?
Căn cứ tại Điều 38 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Quan hệ giữa trung tâm với doanh nghiệp
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, bao gồm:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp và thị trường lao động.
2. Mời đại diện của doanh nghiệp có liên quan tham gia vào việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo của trung tâm; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập nghề và đánh giá kết quả học tập cho người học.
3. Phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho giáo viên, người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, gắn giảng dạy, học tập với thực tiễn sản xuất, dịch vụ.
4. Hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho lao động của doanh nghiệp khi có nhu cầu.
5. Phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Theo đó, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp và thị trường lao động.
- Mời đại diện của doanh nghiệp có liên quan tham gia vào việc xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập nghề và đánh giá kết quả học tập cho người học.
- Phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho giáo viên, người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, gắn giảng dạy, học tập với thực tiễn sản xuất, dịch vụ.
- Hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho lao động của doanh nghiệp khi có nhu cầu.
- Phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
Giữa doanh nghiệp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp có quan hệ thế nào?
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có địa vị pháp lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Địa vị pháp lý của trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp là cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Theo đó, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có địa vị pháp lý như sau:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp là cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động theo quy định của Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Quyền tự chủ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 23 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quyền tự chủ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và một số quy định cụ thể sau đây:
a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của trung tâm;
b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển trung tâm;
c) Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu học phí tương ứng với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và các quy định về tự chủ tài chính đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
d) Tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo; in phôi chứng chỉ, quản lý và cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của trung tâm; đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để đăng ký kiểm định;
e) Xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc trung tâm.
...
Theo đó, quyền tự chủ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 25 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và một số quy định cụ thể sau đây:
- Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của trung tâm;
- Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển trung tâm;
- Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu học phí tương ứng với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và các quy định về tự chủ tài chính đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
- Tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo; in phôi chứng chỉ, quản lý và cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của trung tâm; đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để đăng ký kiểm định;
- Xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc trung tâm.