Giới thiệu khái quát về nền kinh tế tri thức như thế nào? Nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng tới thu nhập người lao động hay không?

Khái quát về nền kinh tế tri thức như thế nào? Nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng tới thu nhập người lao động hay không?

Giới thiệu khái quát về nền kinh tế tri thức như thế nào?

Giới thiệu khái quát

- Có nhiều định nghĩa về tri thức, theo Becerra tri thức là “sự giải mã về một mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan đến những lĩnh vực cụ thể, tri thức là tài sản vô giá và là nền tảng lợi thế cạnh tranh của một tổ chức.

- Theo định nghĩa của World Bank, kinh tế tri thức là: “nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế”.

Đặc điểm nền kinh tế tri thức như sau:

Nền kinh tế tri thức là một hệ thống kinh tế trong đó sản xuất hàng hóa và dịch vụ chủ yếu dựa trên các hoạt động sử dụng tri thức nhằm góp phần thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật và khoa học. Nền kinh tế tri thức có một số đặc điểm sau:

- Tri thức là nguồn vốn vô hình to lớn, quan trọng trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức và vốn con người.

- Sáng tạo là động lực của sự phát triển, các doanh nghiệp và tổ chức phải liên tục tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Nền kinh tế có tính chất toàn cầu hóa, trong đó mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của xã hội.

- Nền kinh tế liên quan mật thiết đến các hoạt động giáo dục và nghiên cứu, những hoạt động này cung cấp nguồn lực quan trọng, chất lượng cho việc phát triển tri thức và thông tin.

- Lực lượng lao động có tay nghề, trình độ cao, phải liên tục học hỏi và áp dụng các kỹ năng của họ để thực hành kiến thức một cách hiệu quả.

- Nền kinh tế có hệ thống đổi mới liên tục, các doanh nghiệp phải cập nhật xu thế, công nghệ để theo kịp với sự phát triển toàn cầu.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Xem thêm:

Ví dụ các sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức?

Cung cầu trong nền kinh tế thị trường là gì?

Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức như thế nào?

Giới thiệu khái quát về nền kinh tế tri thức như thế nào? Nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng tới thu nhập người lao động hay không?

Giới thiệu khái quát về nền kinh tế tri thức như thế nào? Nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng tới thu nhập người lao động hay không?

Nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng tới thu nhập người lao động hay không?

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động;

- Việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Như vậy nền kinh tế thi trức ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế từ đó cũng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức lương, thu nhập của người lao động.

Tình hình kinh tế Việt Nam 2024 để tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5% cần 12 nhiệm vụ và giải pháp như thế nào?

Theo Điều 2 Nghị quyết 103/2023/QH15 có đề ra các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2024 trong đó có chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0 - 6,5%.

Bên cạnh đó, Quốc hội cơ bản tán thành các nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị, đồng thời đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:

1- Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

2- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh.

3- Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, nâng cấp các sân bay, bến cảng, hạ tầng đô thị, hạ tầng liên vùng.

4- Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

5- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

6- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

7- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

8- Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, thực hiện nghiêm quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hoá và kinh tế đô thị.

9- Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

10- Tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

11- Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; khai thác hiệu quả cơ hội từ các quan hệ đối tác, hiệp định thương mại tự do; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.

12- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nhất là công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào