Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh có phải cấp lại hay không?

Mã bệnh là một thông tin quan trọng trong hồ sơ bệnh án. Vậy, nếu giấy chứng nhận nghỉ việc không ghi mã bệnh thì người lao động có phải thực hiện thủ tục cấp lại không?

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh có phải cấp lại hay không?

Căn cứ tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
b) Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.
...

Như vậy, trường hợp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh thuộc diện có sai sót về thông tin nên chỉ cần thực hiện thủ tục bổ sung, sửa đổi nội dung trên Giấy chứng nhận, không cần phải thực hiện thủ tục cấp lại.

Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám chữa bệnh cho người lao động có trách nhiệm thực hiện việc bổ sung thêm mã bệnh vào giấy chứng nhận nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội và phải đóng dấu treo tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi cho người lao động.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh có phải cấp lại hay không?

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội không ghi mã bệnh có phải cấp lại hay không?

Việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định:

Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
...

Như vậy, việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng điều kiện sau:

- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Người lao động được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi con ốm đau tối đa bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, thời gian tối đa mà người lao động được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi con ốm đau được quy định như sau:

- Con dưới 03 tuổi: Tối đa 20 ngày làm việc/năm cho mỗi con

- Con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi: Tối đa 15 ngày làm việc/năm cho mỗi con

Theo đó, thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi con ốm đau không tính cho các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

*Tham khảo thêm:

Từ ngày 01/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ chính thức có hiệu lực.

Căn cứ theo Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi con ốm đau từ ngày 01/7/2025 là:

- Con dưới 03 tuổi: Tối đa 20 ngày làm việc/năm cho mỗi con

- Con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi: Tối đa 15 ngày làm việc/năm cho mỗi con

Như vậy, thời gian tối đa nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi con ốm đau theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng tương tự như quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

* Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào