Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải đáp ứng yêu cầu về năng lực như thế nào?
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết thực hiện đúng, đảm bảo chất lượng nhiệm vụ giảng dạy, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, phát triển chương trình, giáo trình đào tạo; nắm bắt được định hướng phát triển của cơ sở GDNN để vận dụng vào công tác giảng dạy, quản lý (nếu có).
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH, Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
STT | Nhiệm vụ, Mảng công việc | Nhiệm vụ, công việc cụ thể |
1 | Giảng dạy | Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết- Giảng dạy lý thuyết trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; - Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp |
2 | Học tập, bồi dưỡng | - Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; - Tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
3 | Nghiên cứu khoa học, phát triển chương trình | - Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy; thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp; - Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; |
4 | Công tác quản lý | - Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác |
5 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng giao |
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải đáp ứng yêu cầu về năng lực như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về trình độ của người giữ chức vụ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH, Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Có bằng cử nhân trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Quản lý hành chính nhà nước: - Bồi dưỡng nghiệp vụ: Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp - Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của VTVL do người đứng đầu cơ sở hoạt động GDNN quy định. - Tin học: Phù hợp với yêu cầu của VTVL do người đứng đầu cơ sở hoạt động GDNN quy định. - Kiến thức khác: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Kinh nghiệm, thời gian công tác: Không yêu cầu. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe - Điềm tĩnh, cẩn thận - Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập - Khả năng đoàn kết nội bộ - Phẩm chất khác:... |
Các yêu cầu khác | - Nắm vững kiến thức của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề được phân công giảng dạy; - Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy và kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo; - Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học; biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào tạo; biết chế tạo, cải tiến phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học; - Có hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và công nghệ; có khả năng tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy. - Hiểu biết về cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ sở GDNN và định hướng phát triển của cơ sở. |
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH, Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Đạo đức và bản lĩnh | 4 |
Tổ chức thực hiện công việc | 3 | |
Soạn thảo và ban hành văn bản | 3 | |
Giao tiếp ứng xử | 4 | |
Quan hệ phối hợp | 3 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | 4 | |
Sử dụng ngoại ngữ | 3 | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Giảng dạy | 3 |
Học tập, bồi dưỡng | 3 | |
Nghiên cứu khoa học, phát triển chương trình | 3 | |
Công tác quản lý | 2 | |
Khác | 2 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 2 |
Quản lý sự thay đổi | 2 | |
Ra quyết định | 2 | |
Quản lý nguồn lực | 2 | |
Phát triển nhân viên | 2 |
Tải đầy đủ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH: Tại đây