Giảng viên đấu thầu cần bao nhiêu năm kinh nghiệm trong đấu thầu?

Cho tôi hỏi để làm giảng viên đấu thầu thì cần bao nhiêu năm kinh nghiệm trong đấu thầu? Câu hỏi của chị Mai (Lâm Đồng).

Giảng viên đấu thầu cần bao nhiêu năm kinh nghiệm trong đấu thầu?

Căn cứ Điều 109 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định điều kiện đối với giảng viên đấu thầu như sau:

Điều kiện đối với giảng viên về đấu thầu
1. Tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành pháp luật, kỹ thuật, kinh tế.
2. Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 06 năm kinh nghiệm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không liên tục.
3. Có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
4. Hoàn thành các khóa bồi dưỡng giảng viên về đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Theo đó, giảng viên về đấu thầu của cơ sở đào tạo phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 06 năm kinh nghiệm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không liên tục.

Ngoài ra, giảng viên về đấu thầu còn phải đáp ứng một số điều kiện khác như:

- Tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành pháp luật, kỹ thuật, kinh tế.

- Có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

- Hoàn thành các khóa bồi dưỡng giảng viên về đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Giảng viên đấu thầu cần bao nhiêu năm kinh nghiệm trong đấu thầu?

Giảng viên đấu thầu cần bao nhiêu năm kinh nghiệm trong đấu thầu

Giảng viên đấu thầu có thể bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 110 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên giảng viên về đấu thầu
1. Cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 109 của Nghị định này lập hồ sơ đăng ký giảng viên về đấu thầu gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đăng ký của giảng viên về đấu thầu.
3. Giảng viên về đấu thầu được Hội đồng thẩm định đánh giá đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Điều 109 của Nghị định này sẽ được công nhận là giảng viên về đấu thầu và được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Giảng viên về đấu thầu có trách nhiệm sau đây:
a) Giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
b) Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
c) Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
5. Giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm một trong các quy định sau đây:
a) Không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
b) Không thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
c) Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.

Như vậy, giảng viên về đấu thầu có thể bị xoá tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

- Không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

- Không thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;

- Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.

Trách nhiệm của giảng viên đấu thầu là gì?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT sửa đổi bởi khoản 2 Điều 12 Thông tư 09/2019/TT-BKHĐT quy đinh về trách nhiệm đối với giảng viên về đấu thầu như sau:

Trách nhiệm của giảng viên đấu thầu
1. Giảng dạy theo đúng chương trình khung quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
3. Trước ngày 21 tháng 12 hàng năm, gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi báo cáo dưới dạng tập tin (định dạng Word) đến địa chỉ daotaodauthau@mpi.gov.vn.
4. Báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu hằng năm được tính từ ngày 15 của tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo

Như vậy là một giảng viên đấu thầu cần đảm bảo hoàn thành 04 trách nhiệm như sau:

- Giảng dạy theo đúng chương trình.

- Thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

- Trước ngày 21 tháng 12 hàng năm, gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu hằng năm được tính từ ngày 15 của tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào