Giảm lương hưu khi áp dụng toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và LLVT không?
Bảng lương mới thay thế bảng lương hiện hành của cán bộ công chức viên chức và LLVT ra sao?
Mới:
>> Thông tin cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
>> Không thay đổi lương hưu sau đợt tăng 2024 của người lao động hưởng lương hưu
Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 bảng lương mới thay thế bảng lương hiện hành của cán bộ công chức viên chức và LLVT gồm:
- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;
- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- 03 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Các bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và LLVT sẽ được xác định trên số tiền cụ thể thay vì xác định theo mức lương cơ sở và hệ số lương.
Cơ cấu tiền lương trong bảng lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Chính vì vậy, sẽ thực hiện áp dụng toàn bộ bảng lương mới của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nếu đề xuất được chấp nhận (thực hiện cải cách tiền lương hoàn toàn).
>> Tải bảng lương mới: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
>> Lộ trình mới về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu: TẠI ĐÂY
Xem thêm:
>> Tăng lương hưu 2024 đợt mới nhất với 02 mức tăng bao nhiêu? Đối tượng được tăng là ai?
>> Tăng lương hưu mới sau mức tăng 15% chỉ dành cho đối tượng đã nghỉ hưu, cụ thể ra sao?
>> Giảm chênh lệch lương hưu: Chính sách mới áp dụng cho người nghỉ hưu ở các thời kỳ như thế nào?
Xem thêm:
>> Chính thức mức lương mới của 02 đối tượng CBCCVC trong chính sách tiền lương mới cao hơn lương cũ?
>> 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT được thực hiện chính sách tăng lương, cụ thể thế nào?
>> Thống nhất nâng lương cho CBCCVC và LLVT trong chính sách tiền lương mới theo 02 chế độ?
Giảm lương hưu khi áp dụng toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và LLVT không? (Hình từ Internet)
Giảm lương hưu khi áp dụng toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và LLVT không?
Theo chính sách tiền lương mới khi cải cách tiền lương, sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Tức là, tiền lương trong toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và LLVT sẽ bằng hoặc cao hơn so với bảng lương theo mức lương cơ sở.
Thêm vào đó, lương hưu được xác định theo công thức sau:
Mức lương hưu = Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH x Tỷ lệ hưởng lương hưu
(Căn cứ theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025)
Có thể thấy, lương hưu sẽ không giảm khi áp dụng toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và LLVT mà có thể sẽ tăng hoặc bằng so với mức lương hưu hiện tại.
Thay đổi số năm đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu từ 1/7/2025 ra sao?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có từ đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
Theo đó, từ 1/7/2025 sẽ giảm số năm tối thiểu đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu là 15 năm thay vì 20 năm như hiện nay (Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).
Lưu ý: Quy định này không áp dụng cho NLĐ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động.