Giá trị xã hội của hàng hóa là gì? Công thức tính giá trị xã hội của hàng hóa? Khi có mặt người khai hải quan thì công chức hải quan được lấy mẫu hàng hóa đúng không?
Giá trị xã hội của hàng hóa là gì? Công thức tính giá trị xã hội của hàng hóa?
Giá trị xã hội của hàng hóa là giá trị được xác định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Đây là thời gian trung bình mà một người lao động với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, và trong điều kiện sản xuất bình thường cần để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa.
Công thức tính giá trị xã hội của hàng hóa: W = c + v + m
Trong đó:
+ W: Giá trị xã hội của hàng hóa.
+ c: Chi phí tư bản bất biến (chi phí nguyên liệu, máy móc, thiết bị).
+ v: Chi phí tư bản khả biến (chi phí lao động, tiền công).
+ m: Giá trị thặng dư (giá trị mới do lao động tạo ra ngoài chi phí lao động cần thiết).
- Ý nghĩa của giá trị xã hội của hàng hóa: Giá trị xã hội của hàng hóa phản ánh mức độ lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa, từ đó giúp xác định giá cả hàng hóa trên thị trường. Nó cũng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và mức độ phát triển kỹ thuật sản xuất của xã hội.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Giá trị xã hội của hàng hóa là gì? Công thức tính giá trị xã hội của hàng hóa? (Hình từ Internet)
Khi có mặt người khai hải quan thì công chức hải quan được lấy mẫu hàng hóa đúng không?
Theo Điều 19 Luật Hải quan 2014 quy định thì công chức hải quan có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Công chức hải quan phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Hướng dẫn cho người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.
- Thực hiện công việc kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Lấy mẫu hàng hóa khi có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.
- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.
- Đưa ra yêu cầu với người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.
- Ngoài ra công chức hải quan còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó công chức hải quan được lấy mẫu hàng hóa khi có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.
Hệ số lương công chức chuyên ngành hải quan là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định:
Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036), kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Ngạch kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
b) Ngạch kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037), kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050), kỹ thuật viên bảo quản chính (mã số 19.220) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Ngạch kế toán viên chính (mã số 06.030) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38;
c) Ngạch kế toán viên (mã số 06.031), kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051), kỹ thuật viên bảo quản (mã số 19.221) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Ngạch kế toán viên trung cấp (mã số 06.032), kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039), kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052), kỹ thuật viên bảo quản trung cấp (mã số 19.222), thủ kho bảo quản (mã số 19.223) được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
đ) Ngạch nhân viên hải quan (mã số 08.053), nhân viên thuế (mã số 06.040) được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;
e) Ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ (mã số 19.224) được áp dụng hệ số lương công chức loại C, nhóm 1 (C1), từ hệ số lương 1,65 đến hệ số lương 3,63.
Như vậy, hệ số lương các ngạch công chức chuyên ngành hải quan như sau:
- Ngạch kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049): từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Ngạch kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050): từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Ngạch kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051): từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Ngạch kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052), kỹ thuật viên bảo quản trung cấp (mã số 19.222): từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
- Ngạch nhân viên hải quan (mã số 08.053):từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.