Giá thị trường là gì? Ví dụ về giá trị thị trường? Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm công việc gì?
Giá thị trường là gì?
Theo Điều 4 Luật Giá 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa là sản phẩm có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường.
2. Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không thể tách rời nhau.
3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông và phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
4. Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên cơ sở cung, cầu và do các yếu tố thị trường quyết định trong một khoảng thời gian, không gian nhất định.
5. Mặt bằng giá thị trường là bình quân các mức giá phổ biến của hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, được phản ánh thông qua chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất (nếu có).
...
Theo đó giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên cơ sở cung, cầu và do các yếu tố thị trường quyết định trong một khoảng thời gian, không gian nhất định.
Giá thị trường là gì? Ví dụ về giá trị thị trường? Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm công việc gì? (Hình từ Internet)
Một số ví dụ về giá trị thị trường?
Dưới đây là một số ví dụ về giá trị thị trường:
- Công ty công nghệ và nhà bán lẻ:
Ví dụ: Công ty X và Công ty B đều có doanh thu hàng năm là 100 triệu USD. Tuy nhiên, nếu X là một công ty công nghệ đang phát triển nhanh, trong khi B là một nhà bán lẻ đã lạc hậu, thì giá trị thị trường của X sẽ cao hơn đáng kể so với B.
- Bội số doanh thu:
Ví dụ: Công ty X giao dịch với bội số doanh thu (sales multiple) là 5, nghĩa là giá trị thị trường của X là 500 triệu USD. Trong khi đó, Công ty B giao dịch với bội số doanh thu là 2, và giá trị thị trường của B chỉ là 200 triệu USD.
- Giá trị thị trường của bất động sản:
Ví dụ: Một căn nhà ở trung tâm thành phố có giá trị thị trường cao hơn nhiều so với một căn nhà tương tự ở vùng ngoại ô, do vị trí trung tâm mang lại nhiều tiện ích và tiềm năng phát triển hơn.
Giá trị thị trường phản ánh sự đánh giá của thị trường về giá trị của một tài sản hoặc doanh nghiệp dựa trên các yếu tố như tiềm năng tăng trưởng, vị trí, và tình hình tài chính.
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm công việc gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Tổng cục trưởng tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023), Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Chủ trì lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong Tổng cục. | - Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Tổng cục theo quy định của Bộ. - Phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổng cục trưởng. - Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt nội dung chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của Tổng cục. |
Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của Tổng cục. | - Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác. - Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng công chức. - Chủ trì hoặc phối hợp với các vụ, đơn vị trong Bộ và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục. - Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ với những việc vượt quá phạm vi chức trách. |
Quản lý công chức. | - Định kỳ phân công bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức trong Tổng cục. - Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức theo phân cấp. - Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Tổng cục; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại...; báo cáo Lãnh đạo Bộ để xin ý kiến. - Tổ chức thực hiện các quy định, quy chế làm việc, chế độ chính sách, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa và đạt hiệu quả cao. |
Quản lý hoạt động chung | - Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Tổng cục. - Xử lý và quản lý văn bản đến. - Ký trình Lãnh đạo Bộ về các văn bản do Tổng cục dự thảo. - Thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc của Bộ. - Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Tổng cục với Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Bộ phụ trách. - Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định. - Đại diện cho Tổng cục về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc. |
Quản lý tài chính, tài sản. | - Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý tài sản của Tổng cục theo ủy quyền và quy định. - Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính của Tổng cục theo ủy quyền, theo quy định. |
Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị. | - Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Bộ, Tổng cục. - Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Tổng cục. 3. Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của lãnh đạo Bộ. |
Thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Lãnh đạo Bộ và theo quy chế làm việc. | |
Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm nghiệp vụ tương ứng ngạch công chức cao nhất trong tổ chức. |