Dược sĩ được tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân khi đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Dược sĩ được tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân khi đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định:
Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”
1. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ngành y, hộ sinh, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế.
2. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học, kỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng;
c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.
3. Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng, có nhiều thành tích xuất sắc trong nghề, được người bệnh, đồng nghiệp và Nhân dân tin cậy, kính trọng;
c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.
4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
5. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, dược sĩ được tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân khi đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Đã được tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú;
- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học, kỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng;
- Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.
Dược sĩ được tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân khi đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Mẫu huy hiệu Thầy thuốc nhân dân được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 98 Nghị định 98/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng quy định:
Mẫu huy hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”
1. Cuống huy hiệu: Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co, kích thước 28 mm x 15 mm; sơn màu đỏ cờ đối với huy hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, màu vàng đối với huy hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, viền ngoài màu vàng.
2. Thân huy hiệu: Hình hoa hướng dương, đường kính bằng 35 mm; ở giữa là biểu tượng ngành y và ngôi sao màu đỏ, hai bên là cành nguyệt quế, phía trên là dòng chữ “Thầy thuốc nhân dân” hoặc “Thầy thuốc ưu tú” màu đỏ, phía dưới là dải lụa đỏ mang dòng chữ “Việt Nam” màu vàng; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
Theo đó, mẫu huy hiệu Thầy thuốc nhân dân được quy định như sau:
- Cuống huy hiệu: Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co, kích thước 28 mm x 15 mm; sơn màu đỏ cờ đối với huy hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, viền ngoài màu vàng.
- Thân huy hiệu: Hình hoa hướng dương, đường kính bằng 35 mm; ở giữa là biểu tượng ngành y và ngôi sao màu đỏ, hai bên là cành nguyệt quế, phía trên là dòng chữ “Thầy thuốc nhân dân” màu đỏ, phía dưới là dải lụa đỏ mang dòng chữ “Việt Nam” màu vàng; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
Nghĩa vụ của dược sĩ được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định:
Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng
1. Quyền lợi:
a) Được tặng Huy hiệu và Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước;
b) Được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ:
a) Giữ gìn hiện vật được khen thưởng;
b) Tiếp tục giữ gìn, phát huy phẩm chất, đạo đức, tài năng và là gương sáng cho đồng nghiệp noi theo và nhân dân quý trọng.
Theo đó, nghĩa vụ của dược sĩ được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân là:
- Giữ gìn hiện vật được khen thưởng;
- Tiếp tục giữ gìn, phát huy phẩm chất, đạo đức, tài năng và là gương sáng cho đồng nghiệp noi theo và nhân dân quý trọng.
Lưu ý: Nghị định 25/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/04/2024