Dữ liệu là gì? Ví dụ về cơ sở dữ liệu trong các ngành nghề khác nhau?
Dữ liệu là gì? Ví dụ về cơ sở dữ liệu trong các ngành nghề khác nhau?
Dữ liệu là tập hợp các thông tin được thu thập, ghi lại và lưu trữ để sử dụng trong quá trình phân tích, nghiên cứu hoặc ra quyết định. Dữ liệu có thể bao gồm các số liệu, chữ cái, hình ảnh, âm thanh, hoặc các ký hiệu khách.
- Phân loại dữ liệu
+ Dữ liệu có cấu trúc: Là loại dữ liệu được tổ chức rõ ràng, thường được lưu trữ trong các bảng với hàng và cột. Ví dụ: bảng dữ liệu trong Excel hoặc cơ sở dữ liệu SQL.
+ Dữ liệu không có cấu trúc: Là loại dữ liệu không tuân theo một cấu trúc cụ thể, chẳng hạn như email, tài liệu văn bản, hình ảnh và video.
- Vai trò của dữ liệu
+ Hỗ trợ ra quyết định: Dữ liệu cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả.
+ Phân tích và nghiên cứu: Dữ liệu là nền tảng cho các phân tích và nghiên cứu khoa học, giúp khám phá các xu hướng và mô hình.
+ Quản lý và lưu trữ thông tin: Dữ liệu giúp tổ chức và lưu trữ thông tin một cách hệ thống, dễ dàng truy xuất khi cần thiết
- Dưới đây là một số ví dụ về cơ sở dữ liệu trong các ngành nghề khác nhau:
+ Ngành giáo dục: Một trường học có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin về học sinh, bao gồm họ tên, năm sinh, mã số sinh viên, lớp học và khóa học.
+ Ngành bán lẻ: Các nhà bán lẻ sử dụng cơ sở dữ liệu để theo dõi mức tồn kho, quản lý bổ sung hàng hóa và đánh giá hiệu suất sản phẩm. Ví dụ, cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ thông tin về sản phẩm, nhà cung cấp, và giao dịch bán hàng.
+ Ngành y tế: Hồ sơ bệnh án điện tử: Bệnh viện và phòng khám sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin bệnh nhân, lịch sử bệnh lý, kết quả xét nghiệm và đơn thuốc. Điều này giúp cải thiện chất lượng chăm sóc và quản lý bệnh nhân hiệu quả hơn.
Ngành tài chính: Ngân hàng sử dụng cơ sở dữ liệu để quản lý tài khoản khách hàng, xử lý giao dịch và lưu trữ thông tin tài chính. Cơ sở dữ liệu giúp đảm bảo tính chính xác và bảo mật của các giao dịch tài chính.
+ Thương mại điện tử: Các trang web thương mại điện tử sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin khách hàng, danh mục sản phẩm, và đơn hàng. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Dữ liệu là gì? Ví dụ về cơ sở dữ liệu trong các ngành nghề khác nhau? (Hình từ Internet)
Dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội được cập nhật như thế nào?
Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động, trong đó chứa đựng thông tin cơ bản về nhân thân, ghi nhận việc đóng, hưởng, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội và các thông tin cần thiết khác có liên quan.
2. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp bằng bản điện tử, bản giấy và có giá trị pháp lý như nhau.
Chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2026, thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử; sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy được cấp khi người tham gia bảo hiểm xã hội yêu cầu.
3. Dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội được cập nhật chính xác, kịp thời, đối chiếu thông tin và quản lý theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội được cập nhật chính xác, kịp thời, đối chiếu thông tin và quản lý theo quy định.
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có giá trị pháp lý không?
Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thì thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Hồ sơ, chứng từ sử dụng trong giao dịch điện tử thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý tương đương với giao dịch bằng bản giấy.
3. Chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2027, cơ quan bảo hiểm xã hội phải bảo đảm điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và việc điều chỉnh, cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội từ giao dịch bằng bản giấy theo quy định của Luật này sang giao dịch điện tử để bảo đảm thuận tiện cho người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội thì giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội này sẽ có giá trị pháp lý tương đương với giao dịch bằng bản giấy.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lưc từ 01/07/2025.