Dự báo kinh tế 6 tháng cuối năm 2023 của Việt Nam? Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng tới mức lương người lao động không?

Cho tôi hỏi dự báo kinh tế 6 tháng cuối của Việt Nam năm nay ra sao? Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng tới mức lương người lao động không? Câu hỏi của anh C.Q (Hà Tĩnh)

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay như thế nào?

Căn cứ theo Tổng cục thống kê Việt Nam về thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử có đề cập về tình hình kinh tế Việt Nam nữa đầu năm 2023 như sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.

Trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%, trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,49% so với cùng kỳ năm trước; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,18%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,13%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15,14%.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,62%; khu vực dịch vụ chiếm 43,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,81% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,21%; 38,00%; 41,85%; 8,94%).

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,68% so với cùng kỳ năm 2022; tích lũy tài sản tăng 1,15%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,0%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 13,20%.

Xem chi tiết Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023: TẢI VỀ.

Xem thêm: Kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy thế giới? Người lao động có vai trò như thế nào đối với kinh tế Việt Nam?

Dự báo kinh tế 6 tháng cuối năm 2023 của Việt Nam?

Dự báo kinh tế 6 tháng cuối năm 2023 của Việt Nam? Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng tới mức lương người lao động không?

Dự báo kinh tế 6 tháng cuối năm 2023 của Việt Nam ra sao?

Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023 được tổ chức ngày 10/7 vừa qua, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố 03 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023.

Kịch bản 1: Giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối các năm 2021-2022.

Theo đó, tăng trưởng GDP dự báo đạt 5,34% trong năm 2023; xuất khẩu giảm 5,64%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,43%; cán cân thương mại thặng dư ở mức 9,1 tỷ USD.

Kịch bản 2: Giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong kịch bản 1 liên quan đến yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh về nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam.

Theo đó, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 5,72% trong năm 2023; xuất khẩu giảm 3,66%; chỉ số CPI bình quân tăng 3,87%; cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 10,3 tỷ USD.

Kịch bản 3: Giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn và sự quyết liệt trong cải cách, điều hành ở Việt Nam.

Theo đó, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,46%; xuất khẩu giảm 2,17%; chỉ số CPI bình quân tăng 4,39%; cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 6,8 tỷ USD.

Sáu tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản điều hành tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều yếu tố bất định, Việt Nam đã rất thận trọng trong dự báo, đánh giá các diễn biến lớn, bất thường

Chính phủ vẫn quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và không đặt vấn đề điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng của cả năm.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2023 đã giúp Việt Nam có những hình dung rõ nét hơn về bối cảnh và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong nửa cuối năm cũng như các năm tiếp theo.

Thực tiễn các năm 2020-2022 đã cho thấy, không ít lần Việt Nam gặp phải suy giảm tăng trưởng trong một, hai quý đầu năm nhưng sau đó đã phục hồi mạnh mẽ trong những tháng cuối năm.

Với tâm thế ấy, bối cảnh khó khăn trong 6 tháng đầu năm cũng chính là “sức ép tích cực” để Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn trong điều hành và cải cách thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, đánh giá các yếu tố gây khó khăn, bất định cho phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm và các kiến nghị, định hướng, giải pháp chính sách liên quan.

Xem chi tiết tại: https://nhandan.vn/du-bao-kinh-te-viet-nam-tang-truong-534-572-nam-2023-post761595.html

Đồng thời, căn cứ theo Viện chiến lược và chính sách tài chính được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử có nội dung đề cập về dự báo kinh tế 6 tháng cuối năm như sau:

Theo Phó Vụ trưởng Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng Cục Thống kê, triển vọng của hoạt động xuất khẩu cuối năm sẽ tích cực hơn vì nhu cầu của một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản có dấu hiệu tăng trở lại.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là thị trường có thương mại hai chiều lớn nhất với Việt Nam đã thật sự mở cửa cũng sẽ là yếu tố tích cực cho xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vì đây là nhà tiêu thụ lớn và cũng là nhà cung cấp hàng hóa và nguyên liệu giá rẻ.

Dự báo kinh tế chưa thể tăng trưởng bứt phá trong những tháng cuối năm nhưng triển vọng của quý III và IV sẽ tốt hơn nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư công. Để thúc đẩy tăng trưởng, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng, nhất là thu hút khách du lịch quốc tế.

Xem chi tiết tại: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM279825

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng tới mức lương người lao động không?

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Có thể thấy, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Như vậy, tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu sao cho phù hợp nhất.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào