Đủ 18 tuổi có thể trở thành Phó Trưởng thôn theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố đúng không?
Đủ 18 tuổi có thể trở thành Phó Trưởng thôn theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố đúng không?
Theo Điều 13 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố quy định:
Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố.
b) Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương;
2. Tiêu chuẩn cụ thể của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố:
Căn cứ vào đặc điểm của từng loại thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố cho phù hợp.
Như vậy theo Dự thảo, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể của Phó trưởng thôn thì có thể trở thành Phó trưởng thôn.
Đủ 18 tuổi có thể trở thành Phó Trưởng thôn theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố đúng không? (Hình từ Internet)
Theo Dự thảo thì mỗi thôn có thể có tối đa bao nhiêu Phó trưởng thôn?
Theo Điều 4 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố quy định:
Tổ chức của thôn, tổ dân phố
1. Mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp cần thiết thì bố trí Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
2. Căn cứ vào quy mô dân số, đặc điểm của từng loại thôn, tổ dân phố Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số lượng Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố cho phù hợp, nhưng mỗi thôn, tổ dân phố không vượt quá 02 Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn sau khi xin ý kiến của Chi bộ và thống nhất với Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã) quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Như vậy theo Dự thảo thì tùy theo quy mô dân số, đặc điểm của từng loại thôn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số lượng Phó Trưởng thôn cho phù hợp nhưng mỗi thôn chỉ có thể có tối đa 02 Phó trưởng thôn.
Theo Dự thảo thì Phó trưởng thôn có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Theo Điều 12 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố
1. Nhiệm vụ:
a) Bảo đảm và thực hiện các hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Thông tư này;
b) Triển khai thực hiện những nội dung do cộng đồng dân cư của thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp; tổ chức Nhân dân trong thôn, tổ dân phố thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nhiệm vụ do cấp trên giao.
c) Thực hiện các quy định tại Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
d) Vận động và tổ chức Nhân dân thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện hương ước, quy ước và quy chế, của thôn, tổ dân phố không trái với quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân phố, tổ chức Nhân dân trong việc tham gia thực hiện các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động;
e) Tổ chức vận động Nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong thôn, tổ dân phố, không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ Nhân dân; báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
g) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân trong thôn, tổ dân phố; lập biên bản về những vấn đề đã được Nhân dân của thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp, bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân phố trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tự quản của thôn, tổ dân phố; Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Tổ bảo vệ sản xuất và các tổ chức tự quản khác theo quy định của pháp luật;
i) Thường xuyên báo cáo kết quả công tác với Ủy ban nhân dân cấp xã; sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
2. Quyền hạn:
a) Đại diện ký hợp đồng về dịch vụ phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng do thôn, tổ dân phố đầu tư đã được cộng đồng dân cư của thôn, tổ dân phố quyết định;
b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố giới thiệu Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố giúp việc; phân công nhiệm vụ và quy định quyền hạn giải quyết công việc của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được cấp trên mời dự họp về các vấn đề liên quan;
c) Thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao và các nhiệm vụ khác tại cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
Theo đó Phó Trưởng thôn giúp việc cho Trưởng thôn và nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng thôn do Trưởng thôn phân công, quy định.