Động đất là gì? Hậu quả của động đất như thế nào? Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì thiên tai động đất không?
Động đất là gì? Hậu quả của động đất như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
2. Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
3. Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
...
Theo đó động đất là một dạng thiên tai, hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Động đất là hiện tượng rung chuyển đột ngột của bề mặt Trái Đất do sự giải phóng năng lượng tích tụ trong lớp vỏ Trái Đất. Năng lượng này thường được giải phóng khi các mảng kiến tạo di chuyển và va chạm, gây ra sự đứt gãy trong lớp vỏ. Hậu quả của động đất thường gây ra rất nhiều thiệt hại về tài sản và sinh mạng của người dân cũng như là nguyên nhân tạo nên các dạng thiên tai khác.
- Nguyên nhân gây ra động đất:
+ Đứt gãy địa chất: Khi các mảng kiến tạo di chuyển và va chạm, năng lượng tích tụ sẽ được giải phóng dưới dạng sóng địa chấn.
+ Hoạt động núi lửa: Sự phun trào của núi lửa cũng có thể gây ra động đất.
+ Hoạt động nhân tạo: Các hoạt động như khai thác mỏ, xây dựng đập, và thử nghiệm hạt nhân cũng có thể gây ra động đất.
- Hậu quả của động đất:
+ Phá hủy công trình: Nhà cửa, cầu đường, và các công trình khác có thể bị hư hại hoặc sụp đổ.
+ Gây thương vong: Động đất có thể gây ra thương vong cho con người và động vật.
+ Gây ra các hiện tượng thứ cấp: Như sóng thần, lở đất, và cháy nổ.
- Các biện pháp phòng chống động đất:
+ Xây dựng công trình chống động đất: Sử dụng các kỹ thuật xây dựng đặc biệt để giảm thiểu thiệt hại.
+ Giáo dục và tập huấn: Nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó cho cộng đồng.
+ Hệ thống cảnh báo sớm: Sử dụng công nghệ để phát hiện và cảnh báo sớm về động đất.
Thông tin mang tính chất tham khảo
Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì thiên tai động đất không?
Theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
...
Theo đó do thiên tai động đất mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc thì người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Động đất là gì? Hậu quả của động đất như thế nào? Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì thiên tai động đất không? (Hình từ Internet)
Ngừng việc vì lý do thiên tai động đất thì thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như thế nào?
Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó nếu vì thiên tai động đất mà phải ngừng việc thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.