Đơn xin phúc khảo bài thi trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn của người chấm thi kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 6/2020/TT-BNV quy định như sau:
Ban chấm thi
1. Ban chấm thi do Chủ tịch Hội đồng thành lập để tổ chức việc chấm thi viết, thi trắc nghiệm trên giấy, thi đề án, gồm: Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Ban chấm thi:
a) Chỉ chấm điểm các bài thi được làm trên giấy thi do Hội đồng quy định.
b) Chấm điểm các bài thi theo đúng hướng dẫn chấm thi, đáp án chấm thi và thang điểm.
c) Báo cáo dấu hiệu vi phạm trong các bài thi với Trưởng ban chấm thi và kiến nghị hình thức xử lý.
d) Giữ bí mật kết quả điểm thi.
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng ban chấm thi về nhiệm vụ được phân công.
...
5. Tiêu chuẩn của người được cử tham gia Ban chấm thi:
a) Người được cử tham gia Ban chấm thi là công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hoặc của cơ quan, đơn vị khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực và phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển hoặc yêu cầu của ngạch công chức dự thi, chức danh nghề nghiệp viên chức dự thăng hạng.
b) Người được cử tham gia Ban chấm thi không được tham gia Ban coi thi; Ban phách; Ban chấm phúc khảo (nếu có).
6. Trường hợp tổ chức thi trắc nghiệm trên giấy nhưng chấm thi trên máy thì Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về cách thức, hình thức, nội dung thực hiện việc chấm thi trên máy.
Như vậy, người tham gia vào Ban chấm thi cần đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn như trên nhầm đưa ra các kết quả trung thực, khách quan và chính xác nhất. Đồng thời là thành viên của Ban chấm thi cần thực hiện tốt nhiệm vụ, làm đúng quyền hạn của mình để đem lại kết quả thi công bằng, minh bạch.
Chấm thi kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (Hình từ Internet)
Ban cấm phúc khảo bài thi được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 6/2020/TT-BNV quy định như sau:
Ban chấm phúc khảo
1. Ban chấm phúc khảo do Chủ tịch Hội đồng thành lập để tổ chức việc chấm phúc khảo bài thi viết, thi trắc nghiệm trên giấy, gồm: Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký, không bao gồm những người đã được cử tham gia Ban chấm thi.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng ban chấm phúc khảo, thành viên kiêm Thư ký Ban chấm phúc khảo thực hiện như nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng ban chấm thi, thành viên kiên Thư ký Ban chấm thi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 6 Quy chế này.
3. Nhiệm vụ của Ban chấm phúc khảo:
a) Kiểm tra các sai sót (nếu có) trong bài thi, như cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi.
b) Chấm lại các bài thi theo đơn đề nghị phúc khảo của thí sinh.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng ban chấm phúc khảo về nhiệm vụ được phân công.
4. Tiêu chuẩn của người được cử tham gia Ban chấm phúc khảo thực hiện như tiêu chuẩn của người được cử tham gia Ban chấm thi quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy chế này.
Như vậy, người đủ tiêu chuẩn tham gia ban chấm phúc khảo cũng là người đủ tiêu chuẩn tham gia chấm thi, ban chấm phúc khảo có nhiệm vụ như sau:
- Kiểm tra các sai sót (nếu có) trong bài thi, như cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi.
- Chấm lại các bài thi theo đơn đề nghị phúc khảo của thí sinh.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng ban chấm phúc khảo về nhiệm vụ được phân công.
Đơn xin phúc khảo bài thi trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Công văn 42/BGDĐT-HĐTTH năm 2023 về việc thông báo kết quả thi thăng hạng GVCC có quy định về Mẫu đơn xin chấm phúc khảo, cụ thể
Tải đơn xin phúc khảo bài thi trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên mới nhất: TẢI VỀ