Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ là mẫu nào?
Muốn được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải làm thế nào?
Theo Điều 29 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định:
Thủ tục cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Cách thức thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (trừ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế) theo một trong các cách thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ (trừ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN);
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế theo một trong các cách thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ tương ứng được quy định từ Điều 15 đến Điều 27 của Nghị định này.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
...
Theo đó để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ thì tổ chức, cá nhân cần nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị có thành phần hồ sơ theo Điều 15 đến Điều 27 Nghị định 142/2020/NĐ-CP tùy vào loại công việc bức xạ.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (trừ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế) theo 2 cách sau:
- Gửi trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ (trừ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN);
- Nộp trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế theo 2 cách:
- Gửi trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
- Nộp trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ hiện nay là Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ hiện nay: TẢI VỀ.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ gồm những giấy tờ nào?
Theo Điều 15 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ gồm các giấy tờ sau
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.
- Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp người phụ trách an toàn chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 142/2020/NĐ-CP cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
- Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.
- Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về vật lý y khoa đối với nhân viên vật lý y khoa của cơ sở y học hạt nhân.
- Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định tên đồng vị và hoạt độ của nguồn phóng xạ.
- Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị PET/CT, SPECT/CT đối với trường hợp nguồn phóng xạ hở kèm theo thiết bị.
- Báo cáo đánh giá an toàn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 142/2020/NĐ-CP. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục V Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao Biên bản kiểm xạ.
- Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 142/2020/NĐ-CP.