Đối tượng nào phải kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Đối tượng nào phải kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, định kỳ;
d) Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Theo đó, đối tượng phải kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
Đối tượng nào phải kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Điều 66 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Tổ chức, quản lý kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Nhà nước thành lập;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do tổ chức, cá nhân thành lập.
3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Có đội ngũ cán bộ quản lý và kiểm định viên đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
4. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; được thu phí kiểm định theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; điều kiện và thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công nhận kết quả kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên; quản lý và cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Theo đó, mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp là:
- Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
- Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.