Doanh nghiệp trang bị túi sơ cứu tại nơi làm việc như thế nào?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp trang bị túi sơ cứu tại nơi làm việc như thế nào? Có phải công bố công khai cho người lao động biết không? Câu hỏi từ chị Hoa (Hà Giang).

Túi sơ cứu được đặt ở đâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về túi sơ cứu, cụ thể như sau:

Quy định về túi sơ cứu
1. Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu chữ thập.
...

Theo đó, túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu chữ thập.

Doanh nghiệp trang bị túi sơ cứu tại nơi làm việc như thế nào?

Doanh nghiệp trang bị túi sơ cứu tại nơi làm việc như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về nội dung, số lượng túi sơ cứu như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Quy định về túi sơ cứu
...
2. Nội dung và số lượng túi sơ cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, nội dung và số lượng túi sơ cứu được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT như sau:

* Yêu cầu chung

- Số lượng túi sơ cứu trang bị phù hợp với số lượng người lao động theo quy định tại mục 2;

- Đối với mỗi mặt bằng hoặc tầng nhà làm việc hoặc bộ phận làm việc cơ động phải bố trí tối thiểu 01 túi sơ cứu phù hợp;

- Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ tối thiểu cần thiết để sơ cứu theo quy định tại mục 3. Không sử dụng để chứa các vật dụng khác;

- Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đầy đủ số lượng và nội dung túi sơ cứu theo quy định.

* Quy định số lượng túi sơ cứu đối với khu vực làm việc

TT

Quy mô khu vực làm việc

Số lượng và loại túi

1

≤ 25 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A

2

Từ 26 - 50 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B

3

Từ 51 - 150 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C

Ghi chú: 01 túi B tương dương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B.

* Quy định nội dung trang bị cho 01 túi

STT

Yêu cầu trang bị tối thiểu

Túi A

Túi B

Túi C

1

Băng dính (cuộn)

02

02

04

2

Băng kích thước 5 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

3

Băng kích thước 10 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

4

Băng kích thước 15 x 200 cm (cuộn)

01

02

04

5

Băng tam giác (cái)

04

04

06

6

Băng chun

04

04

06

7

Gạc thấm nước (10 miếng/gói)

01

02

04

8

Bông hút nước (gói)

05

07

10

9

Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái)

02

02

04

10

Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái)

02

02

04

11

Kéo cắt băng

01

01

01

12

Panh không mấu thẳng kích thước 16 - 18 cm

02

02

02

13

Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm

02

02

02

14

Găng tay khám bệnh (đôi)

05

10

20

15

Mặt nạ phòng độc thích hợp

01

01

02

16

Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰ (lọ 500ml)

01

03

06

17

Dung dịch sát trùng (lọ):





- Cồn 70°

01

01

02


- Dung dịch Betadine

01

01

02

18

Kim băng an toàn (các cỡ)

10

20

30

19

Tấm lót nilon không thấm nước

02

04

06

20

Phác đồ sơ cứu

01

01

01

21

Kính bảo vệ mắt

02

04

06

22

Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi

01

01

01

23

Nẹp cổ (cái)

01

01

02

24

Nẹp cánh tay (bộ)

01

01

01

25

Nẹp cẳng tay (bộ)

01

01

01

26

Nẹp đùi (bộ)

01

01

02

27

Nẹp cẳng chân (bộ)

01

01

02

Ghi chú: Các vật dụng từ mục 24 - 27: cất giữ bảo quản cùng vị trí với nơi để túi sơ cứu.

Có phải công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu cho người lao động biết hay không?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu, cụ thể như sau:

Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu
1. Việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu, cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:
a) Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;
b) Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;
c) Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc;
d) Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;
đ) Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).
2. Đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn phải trang bị vòi tắm khẩn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khu vực làm việc và được bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định của pháp luật (nếu có).
3. Đối với nơi làm việc có sử dụng hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất thì phải có phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt, ghi rõ hướng dẫn về sơ cứu, cấp cứu đối với loại hóa chất đó, đặt gần vị trí của túi sơ cứu, cấp cứu để dễ tiếp cận. Nếu hóa chất sử dụng có chất giải độc thì phải có sẵn chất giải độc và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơ cứu, cấp cứu.
4. Có lực lượng sơ cứu, cấp cứu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này.
5. Công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu, trang thiết bị, các phương tiện cấp cứu, phòng hoặc khu vực sơ cứu, cấp cứu và danh sách thành viên lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động để cho người lao động biết và sử dụng khi cần thiết.
6. Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôn trong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu quy định tại Thông tư này.

Theo đó, phải công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu để cho người lao động biết và sử dụng khi cần thiết.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào