Đoàn viên công đoàn bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu có vi phạm gì?
Đoàn viên công đoàn bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu có vi phạm gì?
Căn cứ theo Điều 25 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên
1. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác... của công đoàn các cấp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
b) Không dự họp 50% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
2. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Không dự họp 70% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
3. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
b) Không dự họp 90% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, đoàn viên công đoàn bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu có vi phạm sau:
- Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác... của công đoàn các cấp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
- Không dự họp 50% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
- Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
Đoàn viên công đoàn bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu có vi phạm gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền kỷ luật khiển trách đoàn viên công đoàn?
Căn cứ theo Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cơ sở
1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
Tập thể ban chấp hành, tập thể ban thường vụ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.
2. Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
a) Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, đoàn viên công đoàn.
b) Nguyên ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; nguyên cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Theo quy định, ban thường vụ công đoàn cơ sở có thẩm quyền kỷ luật khiển trách đoàn viên công đoàn.
Trường hợp nào đoàn viên công đoàn vi phạm sẽ không xem xét xử lý kỷ luật không?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật
1. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
b) Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tạm thời đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận.
c) Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm không xem xét xử lý kỷ luật:
a) Đã qua đời.
b) Đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.
c) Trước khi sự việc xảy ra đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.
d) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
đ) Mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, các trường hợp đoàn viên công đoàn vi phạm sẽ không xem xét xử lý kỷ luật gồm:
- Đoàn viên đã qua đời.
- Đoàn viên đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.
- Trước khi sự việc xảy ra đoàn viên đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.
- Đoàn viên được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
- Đoàn viên bị nất năng lực hành vi dân sự.