Độ tuổi tối thiểu để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân là bao nhiêu?

Để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân thì cần có độ tuổi tối thiểu bao nhiêu? Có thời gian làm công tác pháp luật bao nhiêu năm mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND?

Độ tuổi tối thiểu để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:

Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
3. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
4. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
5. Có thời gian làm công tác pháp luật.
6. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Theo đó, tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

- Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

- Có thời gian làm công tác pháp luật.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Như vậy, độ tuổi tối thiểu để trở thành Thẩm phán TAND là 28 tuổi.

Độ tuổi tối thiểu để trở thành Thẩm phán TAND là bao nhiêu?

Độ tuổi tối thiểu để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Có thời gian làm công tác pháp luật bao nhiêu năm mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân?

Căn cứ theo Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:

Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 94 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật;
b) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân.
2. Trong trường hợp đặc biệt, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 5 và 6 Điều 94 của Luật này có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự khu vực;
b) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự trung ương.

Theo quy định thì phải có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 05 năm mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND.

Lưu ý: Trong một số trường hợp đặc biệt thì cần có từ đủ 10 năm trở lên hoặc 15 năm trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cụ thể:

Trong trường hợp đặc biệt, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 5 và 6 Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

- Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.

Bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân do ai quy định?

Căn cứ theo Điều 90 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:

Ngạch, bậc của Thẩm phán
1. Thẩm phán gồm các ngạch sau đây:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán Tòa án nhân dân.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quy định về bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào