Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh trong trường hợp nào?
Điều tra viên có quyền hạn gì?
Tại Điều 53 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
3. Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
b) Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
c) Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
d) Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
4. Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Theo đó, Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung mà Điều tra viên cần phải đáp ứng là gì?
Tại Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, để trở thành một Điều tra viên, trước hết cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung sau đây:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
- Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh trong trường hợp nào?
Tại Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
2. Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.
Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.
4. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;
b) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Như vậy, Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi:
- Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân;
- Buộc thôi việc.