Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại tố cáo được thực hiện như thế nào?
Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại tố cáo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc Điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại Điểm a, Khoản này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền Điều tra theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành Điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả Điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành Điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
c) Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;
d) Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;
đ) Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
2. Biên bản Điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản Điều tra lại được công bố.
Theo đó, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền Điều tra thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành Điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả Điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành Điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
- Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;
- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;
- Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại tố cáo được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ vụ tai nạn lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
b) Sơ đồ hiện trường;
c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
2. Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
...
Theo đó, hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
- Sơ đồ hiện trường;
- Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
- Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
- Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
- Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
- Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
- Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
Lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động trong thời gian bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ vụ tai nạn lao động
...
3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.
b) Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo đó, người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
- 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người.
- Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.