Điều kiện để trở thành giám định viên quyền tác giả là gì?

Cho tôi hỏi để trở thành giám định viên quyền tác giả cần điều kiện gì? Câu hỏi của chị Tú (Ninh Bình)

Điều kiện để trở thành giám định viên quyền tác giả là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 93 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan
1. Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan là cá nhân có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Thẻ giám định viên).
...

Như vậy, theo quy định thì giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan là người đáp ứng các điều kiện sau:

- Là cá nhân có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định;

- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Thường trú tại Việt Nam;

- Có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ 05 năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

- Được công nhận và cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan (Thẻ giám định viên).

Điều kiện để trở thành giám định viên quyền tác giả là gì?

Điều kiện để trở thành giám định viên quyền tác giả là gì?

Giám định viên quyền tác giả có nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 93 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về nghĩa vụ của giám định viên như sau:

Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan
...
3. Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc giám định theo nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Lập hồ sơ giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu;
c) Bảo quản, lưu trữ các tài liệu, mẫu vật liên quan đến vụ việc giám định theo quy định của pháp luật;
d) Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình; nếu cố ý đưa ra kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan thì phải bồi thường thiệt hại;
đ) Từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định hoặc trong trường hợp pháp luật khác có quy định bắt buộc phải từ chối giám định;
e) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp tiết lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có liên quan;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi hoặc cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật;
h) Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định;
i) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động giám định theo định kỳ 6 tháng và hàng năm bằng văn bản gửi về cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định thì giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có các nghĩa vụ nêu trên.

- Trong đó, khi thực hiện giám định, giám định viên cần tuân theo 05 nguyên tắc sau;

- Tuân thủ pháp luật, tuân theo trình tự, thủ tục giám định;

- Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;

- Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định;

- Chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận giữa người có yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định.

Giám định viên quyền tác giả có những quyền hạn gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 93 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan
...
2. Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền sau đây:
a) Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định;
b) Từ chối nhận mẫu vật giám định trong trường hợp có nguy cơ gây hại sức khỏe hoặc mẫu vật quá cồng kềnh, không đủ cơ sở hạ tầng để lưu trữ;
c) Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;
d) Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động độc lập có quyền đề nghị tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bên cạnh nghĩa vụ phải thực hiện theo quy định hiện nay thì giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có 05 quyền theo nội dung đã được đề cập trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào