Điều chỉnh trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương?

Cho tôi hỏi điều chỉnh trợ cấp bảo hiểm xã hội khi cải cách tiền lương có đúng không? Câu hỏi từ chị N.V.A (Quảng Nam).

Điều chỉnh trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương?

Ngày 10/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.

Theo nghị quyết, từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương được bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước.

Cùng với cải cách tiền lương, nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, với các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước của Trung ương đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, từ 1/1/2024 đến ngày 30/6/2024, tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng tính theo lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023.

Như vậy, cải cách tiền lương từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương đồng thời sẽ điều chỉnh các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Điều chỉnh trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương?

Điều chỉnh trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương? (Hình từ Internet)

Đề xuất mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội sau khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ được tính theo mức lương cơ sở, cụ thể:

- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

- Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

+ Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

+ Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

- Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.

- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội thì các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ không tính theo lương cơ sở mà sẽ được quy ra thành một khoản tiền nhất định.

Cụ thể, mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau: 540.000 đồng/ngày. (Điều 50 Dự thảo).

- Trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi: 3,6 triệu đồng/con. (Điều 63 Dự thảo).

- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: 540.000 đồng/ngày. (Điều 66 Dự thảo).

- Trợ cấp mai táng: 18 triệu đồng. (Điều 90 Dự thảo).

- Trợ cấp tuất hằng tháng: (Điều 92 Dự thảo)

+ Trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân: Trợ cấp tuất hằng tháng = 900.000 đồng/tháng.

+ Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: Trợ cấp tuất hằng tháng = 1,26 triệu đồng/tháng.

Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội nêu trên sẽ được điều chỉnh khi Chính phủ thực hiện điều chỉnh lương lưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội (Điều 74 Dự thảo).

Người lao động nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội qua đâu?

Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
...

Theo đó, người lao động nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong 03 hình thức chi trả sau:

- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.

- Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng.

- Thông qua người sử dụng lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào