Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương (FTU) năm 2023 như thế nào? Sinh viên ra trường phải thử việc trong bao lâu?
Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương (FTU) năm 2023 như thế nào?
Trường Đại học Ngoại thương vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2023 vào các nhóm ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Theo đó, điểm chuẩn trường Đại học Ngoại thương 2023 tại Trụ sở chính Hà Nội và Cơ sở II – TP. HCM tương đối đồng đều. Trong đó, ngành có mức điểm cao nhất là 28,5 của tổ hợp D01 đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - chuyên ngành tiếng Trung Thương mại.
Tiếp đến là nhóm ngành Kinh tế (28,3 điểm); ngành Kinh tế quốc tế (28 điểm)... của tổ hợp gốc A00. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất của trường là Ngôn ngữ Pháp (26,2 điểm). Cụ thể điểm chuẩn từng ngành như sau:
Được biết, năm 2023, trường Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển sinh 4.100 chỉ tiêu và giữ nguyên 6 phương thức tuyển sinh như năm 2022. Ngoài ra năm nay, nhà trường còn mở thêm ngành Kinh tế chính trị, chương trình Kinh tế chính trị quốc tế tại trụ sở Hà Nội.
Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương (FTU) năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)
Sinh viên ra trường phải thử việc trong bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo quy định, thời gian thử việc sẽ do 02 bên thỏa thuận và thời gian thử việc sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.
Thông thường sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thử việc không quá 60 ngày.
Và tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Lưu ý: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Lương thử việc của sinh viên mới ra trường được tính như thế nào?
Mức lương của sinh viên mới ra trường là do người sử dụng lao động xây dựng và thỏa thuận với người lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Lương trong thời gian thử việc được tính như sau:
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.